Responsive image

Bài học kinh nghiệm từ Singapore về chiến lược đầu tư cho y tế trở thành một trung tâm chăm sóc sức khoẻ hàng đầu của khu vực và thế giới

Bài học kinh nghiệm từ Singapore về chiến lược đầu tư cho y tế trở thành một trung tâm chăm sóc sức khoẻ hàng đầu của khu vực và thế giới

Mặc dù đã được thế giới công nhận là một trung tâm chăm sóc sức khỏe hàng đầu của các nước trong khu vực, nhưng những nhà quản lý y tế Singapore luôn tự đặt mình trong tư thế đang bị đe dọa và cần phải làm nhiều hơn nữa để cạnh tranh với các trung tâm chăm sóc sức khỏe khác trong khu vực. Để đảm bảo cho sự thành công, Bộ Y tế Singapore và các bệnh viện công lập và tư nhân, các trường đại học và các cơ sở y tế khác xác định sẽ tiếp tục cùng nhau hợp sức phát triển trong 4 lĩnh vực ưu tiên, đó là: cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; đào tạo chuyên ngành sức khoẻ và quản lý y tế; nghiên cứu và phát triển y sinh học; quản trị bệnh viện.

Cùng với sự thu hút của các dịch vụ có đẳng cấp thế giới của Singapore về tài chính, truyền thông, công nghệ thông tin, logistic và các dịch vụ kinh doanh chuyên môn khác, việc xác lập vị thế vững chắc của một trung tâm chăm sóc sức khỏe hàng đầu trong khu vực sẽ giúp đưa Singapore trở thành một trung tâm dịch vụ toàn cầu ngày càng hấp dẫn hơn nữa.

Xây dựng một trung tâm cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nổi tiếng cho khu vực

Hiện Singapore có 18 bệnh viện công lập và tư nhân với tổng cộng 12.268 giường bệnh, có khoảng 13.000 bác sĩ và 40.000 điều dưỡng. Quốc gia này tự hào có nhiều bác sĩ giỏi có thể sánh ngang với các bác sĩ hàng đầu của các nước các hệ thống y tế phát triển mạnh trên thế giới như Anh, Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Singapore khẳng định có đủ cơ sở vật chất và nhân lực y tế để cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cả người dân Singapore và phục vụ người nước ngoài có nhu cầu được chăm sóc y tế tại đất nước này.

Được biết, vào năm 2002, nhóm công tác về dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuộc Ủy ban đánh giá kinh tế Singapore đã đặt mục tiêu thu hút 1 triệu bệnh nhân nước ngoài đến Singapore vào năm 2012. Lượng bệnh nhân như vậy sẽ đóng góp 1% vào GDP của Singapore và tạo ra 13.000 việc làm cho người dân Singapore. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không đạt được do chi phí gia tăng ở Singapore khiến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Singapore đắt hơn so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ. Tình hình này kéo dài cho đến nay tiếp tục không khuyến khích người nước ngoài tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Singapore.

Rõ ràng, ngành y tế Singapore không thể cạnh tranh với các nước trong khu vực bằng giá cả do đất đai, tài sản và tiền lương cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Singapore đã xác định có thể cạnh tranh bằng cách cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn và đáng tin cậy hơn. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Anh, Châu Âu và Mỹ không hề rẻ, nhưng hàng năm vẫn có hàng trăm nghìn người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới tìm đến các bệnh viện nổi tiếng như Mayo Clinic, Cleveland Clinic, Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, Bệnh viện Great Ormond Street,... Singapore chọn hướng đi là phát triển các bệnh viện và cơ sở thực hành lên một mức cao hơn về chất lượng chăm sóc và đạo đức nghề nghiệp để người nước ngoài sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ khám, chữa bệnh tại Singapore đạt các tiêu chuẩn, chất lượng, tính chuyên nghiệp và độ tin cậy cao.

Hình thành Trung tâm đào tạo y khoa hàng đầu trong khu vực

Singapore từ lâu đã trở thành một trung tâm đào tạo của khu vực. Các trường đại học và trường đào tạo nghề (polytechnics) đã đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cao cho nền kinh tế của Singapore, đồng thời, nhiều sinh viên từ các nước trong khu vực đã chọn quốc gia này để đến học tập, Singapore tự hào về các cơ sở giáo dục có năng lực đào tạo nghề và được quốc tế công nhận, trong đó, có lĩnh vực y tế. Các trường đào tạo nghề đã đào tạo ra điều dưỡng và kỹ thuật viên phục hồi chức năng, và các trường y khoa của Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang đã đào tạo ra các bác sĩ cho các nước trong khu vực. Ngoài ra, còn có đào tạo bác sĩ chuyên khoa sau đại học, đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration,MBA) chuyên về lĩnh vực y tế.

Nhiều năm trước đây, nhiều công dân Singapore đã được Bộ Y tế cử đi đào tạo bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ nội trú tại Anh, Úc và Mỹ. Chính các bác sĩ được đào tạo ở nước ngoài này đã hình thành mối quan hệ lâu dài với các giảng viên và các thực tập sinh của các nước có hệ thống y tế phát triển tiếp tục giúp họ nâng cao các chuẩn thực hành và chăm sóc sức khoẻ ở Singapore. Người dân Singapore thuộc mọi thành phần trong xã hội đã được hưởng lợi từ sự cải thiện đáng kể trong hệ thống y tế và các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe.

Ngày nay, khi trở thành một trung tâm đào tạo nhân lực y tế được thế giới công nhận, Singapore lại trở thành điểm tham chiếu về tiêu chuẩn và chất lượng cao về các hoạt động cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Theo thời gian, người dân trong khu vực cũng sẽ được hưởng lợi từ những cải tiến mà các học viên trở về sẽ mang lại cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ. Hơn nữa, các bác sĩ tại các nước trong khu vực có nhiều khả năng sẽ giới thiệu bệnh nhân phức tạp của họ đến gặp các cố vấn và giáo sư ở Singapore để được chẩn đoán và điều trị.

Hình thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển về chăm sóc sức khỏe

Từ năm 2002, Singapore đã bắt tay vào nỗ lực đổi mới y sinh học một cách nghiêm túc với việc thành lập Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (viết tắt là “A * STAR”). Bên cạnh việc dành không gian cho các phòng thí nghiệm tại Biopolis và Fusionopolis, A * STAR đã cử 1.000 người trẻ ra nước ngoài để chuẩn bị lực lượng được đào tạo có các kỹ năng về nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh học. Ngày nay, Singapore đã tạo ra một hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển chuyên về y sinh học phát triển mạnh, như lĩnh vực dược phẩm, thiết bị y tế và công nghệ thông tin trong chuyên ngành chăm sóc sức khỏe hàng năm đã tạo ra sản lượng khoảng 30 tỷ SGD.

Các viện nghiên cứu như Viện nghiên cứu về gen học của Singapore (Genome Institute of Singapore), Viện Sinh học phân tử và tế bào (Institute of Molecular and Cell Biology), cũng như các trung tâm nghiên cứu của Merck Sharp & Dohme, GlaxoSmithKline và Chugai Pharmaceutical, đang triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn, xuất bản và đăng ký bằng sáng chế và sản xuất các sản phẩm có thể bán được trên thị trường. Ngoài ra, Singapore còn tạo ra một cộng đồng gồm các công ty khởi nghiệp về y sinh, nhà đầu tư mạo hiểm, luật sư và cố vấn tài chính, mỗi người đều có khả năng thương mại hóa sản phẩm từ hoạt động R&D của họ đã được chứng minh, đã cùng nhau phát triển. Năng lực R&D và hệ sinh thái như vậy không chỉ bổ sung thêm chiều sâu và bề rộng cho sự phát triển của Singapore với tư cách là một trung tâm chăm sóc sức khỏe quốc tế mà còn giúp quốc tế hóa ngành chăm sóc sức khoẻ của Singapore.

Hình thành các doanh nghiệp chuyên đầu tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và xúc tiến đầu tư vào khu vực

Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ của Singapore đã đầu tư tại các nước trong khu vực. Một số công ty đã đầu tư vào các cơ sở y tế, như phòng khám và bệnh viện, dưới hình thức liên doanh hoặc sở hữu duy nhất, hiện các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế của Singapore đã có mặt tại 14 quốc gia trong khu vực.

Điển hình như tập đoàn y tế Raffles (RMG), với lịch sử phát triển 41 năm, hiện RMG là một cơ sở thực hành với 380 bác sĩ của nhiều chuyên khoa khác nhau và 2.000 nhân viên hỗ trợ khác. RMG đã có các cơ sở y tế đặt tại 13 thành phố Châu Á và có hơn 2,2 triệu bệnh nhân là khách hàng. RMG còn là thành viên của mạng lưới Mayo Clinic Care. Bệnh viện Raffles hoạt động tại Singapore từ năm 2001. Ngày nay, 1/3 số bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Raffles là người nước ngoài đến từ 120 quốc gia khác nhau. Bệnh viện Raffles 700 giường ở Trùng Khánh và 400 giường ở Thượng Hải (Trung Quốc) chính thức hoạt động vào năm 2018 và năm 2019. Cả hai bệnh viện này ban đầu do các bác sĩ đến Bệnh viện Raffles ở Singapore đảm trách, dần dần phối hợp các bác sĩ và các nhà quản lý tại địa phương, tổng cộng có 4.000 nhân viên bao gồm các nhà quản lý, điều dưỡng, nhân viên phục hồi chức năng và các nhân viên hỗ trợ khác, các chuyên gia được tuyển dụng từ Trung Quốc sẽ được đưa đến Bệnh viện Raffles Singapore để đào tạo trước khi họ bắt đầu hành nghề tại các bệnh viện trong khu vực.

Xác định vai trò quan trọng của các bệnh viện công lập

Khu vực công của Singapore có 8 bệnh viện và 8 trung tâm chuyên khoa với tổng số 10.400 giường bệnh, 3.300 bác sĩ chuyên khoa, 5.100 bác sĩ đa khoa và 3 trường Y khoa. Singapore xác định các cơ sở y tế công lập phải đóng vai trò hàng đầu trong việc phát triển Singapore thành một trung tâm chăm sóc sức khỏe quốc tế nổi tiếng. Ưu tiên của các bệnh viện công lập là cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho 5,5 triệu dân Singapore. Các bệnh viện công lập có năng lực và quy mô để cung cấp dịch vụ chăm sóc với số lượng lớn, khả năng giảng dạy, đào tạo và phát triển nhân lực y tế, và khả năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).

Khu vực công dẫn đầu trong đào tạo y tế ở cả cấp đại học và sau đại học, cũng như trong các nỗ lực nghiên cứu khoa học, trong khi các tổ chức y tế khu vực tư nhân có thể đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phục vụ người bệnh nước ngoài tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc tại Singapore, cần sự hợp tác của các bệnh viện công lập với các tổ chức y tế khu vực tư nhân, do bệnh nhân nước ngoài thường cần mức độ đáp ứng cao hơn nhiều mà khu vực công có thể không thể đáp ứng.

(Tài liệu tham khảo: “Internationalising Singapore Medicine”, Singapore Med J 2018; 59)
SỞ Y TẾ TP.HCM

 
Nổi bật
Hướng dẫn

Hướng dẫn đặt bệnh


Chuyên khoa
Tin tức

Vương quốc Anh xem xét hỗ trợ TPHCM hìn...

Sở Y tế TPHCM tham quan học hỏi mô hình...

Sở Y tế TPHCM: Khởi động đề án phát tri...

Sở Y tế TPHCM: Cần một “Bệnh viện chấn ...

Nghị định số 24: Gỡ “nút thắt” mua sắm,...

TP Hồ Chí Minh: Sẽ hình thành khu công ...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 3

Sở Y tế TP.HCM: Làm rõ thông tin phản á...

Thông báo lịch nghỉ Tết Âm Lịch

Danh sách nhân sự đã đăng ký Sở Y Tế TP...

VIÊM DA TIẾP XÚC DO KIẾN BA KHOANG

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhâ...

Thông báo lịch nghỉ lễ 2.9.2023

Phòng Khám Đa Khoa Trần Diệp Khanh tăng...

Hướng dẫn vỗ lưng long đàm cho trẻ đúng...

LỚP HỌC MIỄN PHÍ "DINH DƯỠNG CHO TRẺ DỊ...

Cùng nhìn lại những hình ảnh tại lớp họ...

Thông báo nghỉ Lễ

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 12.2022

TỪ 01/10/2022 ĐẾN 31/12/2022 GIẢM HƠN 3...

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10.2022

NHIỄM SÁN DẢI LỢN - CÓ THỂ PHÒNG NGỪA B...

SƠ CỨU NGẠT NƯỚC

VỖ Ợ HƠI CHO TRẺ NHỎ

BÉ NGỦ NGHIẾN RĂNG, CÓ THỂ LÀ DO NHIỄM ...

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG THUỐC GÌ KHI ĐI DU L...

TRẺ TẬP NÓI - BA MẸ CẦN LÀM GÌ VÀ TẠI S...

THEO DÕI SỐT XUẤT HUYẾT

PHÒNG NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT

XỬ TRÍ KHI BỊ RẮN CẮN

THẤY KẾT QUẢ NGAY SAU 2 LẦN ĐIỀU TRỊ MỤ...

SAI LẦM TRẺ TUỔI DẬY THÌ VÀ BA MẸ HAY M...

Cộng đồng
Bác sĩ

LIÊN HỆ


HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN THEO MẪU DƯỚI

HỌ TÊN KHÁCH HÀNG (*): 

EMAIL (*): 

SĐT (*): 

Địa chỉ  

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN 

THÔNG BÁO

Thông báo

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

TRẦN DIỆP KHANH

THỜI GIAN LÀM VIỆC

BUỔI SÁNG : TỪ 7H30 ĐẾN 11H30

BUỔI CHIỀU: TỪ 13H00 ĐẾN 20H00

LÀM VIỆC TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN.

Đ/c: 41/21 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận

Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Dịch vụ
Sự kiện
Liên kết
Bản đồ
...