Responsive image

Đột quỵ não là gì?

 1/ Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não, là tình trạng tổn thương não do nguyên nhân mạch máu, có thể do tắc mạch (nhồi máu não) hoặc chảy máu (xuất huyết não). 2 loại đột quỵ này hoàn toàn khác nhau, và điều trị loại này sẽ làm tăng nguy cơ loại kia, cho nên trước khi phân định được BN bị nhồi máu hay xuất huyết não, thì không điều trị đặc hiệu gì trên BN cả trừ hồi sức nâng đỡ chung. (Đây cũng là lý do các bài báo hướng dẫn cấp cứu BN đột quỵ tại nhà như chích kim đầu ngón tay...là lá cải hết nè).

 

2/ Đột quỵ biểu hiện ra sao?

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột (nghe chữ “đột” là biết rồi đúng không!), và phần lớn gây mất hoặc rối loạn chức năng thần kinh của BN. Các biểu hiện hay gặp:

(1) Yếu liệt tay chân một bên.

(2) Méo mặt một bên.

(3) Nói khó.

(4) Mất hoặc giảm cảm giác nửa người.

(5) Rối loạn tri giác khiến BN hôn mê, lơ mơ.

(6) Chóng mặt quay cuồng.

(7) Đau đầu dữ dội đột ngột.

Trong các biểu hiện nói trên thì (1), (2), (3) rất đặc hiệu và dễ dàng phát hiện, (4) cũng đặc hiệu nhưng thường trong nghề mới đánh giá được, (5), (6), (7) không đặc hiệu nhưng có thì nên đến BV loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm.

 

3/ Nghe rối quá, k nhớ nổi! Có cách nào dễ hơn không?

Có. Trên thế giới cũng muốn mọi người dễ nhớ và phát hiện nhanh đột quỵ, nên họ đề ra: FAST (Face - Arm - Speech -Time), tức là 3 dấu hiệu: NHĂN MẶT coi có méo không, NHẤC 2 TAY lên coi có yếu bên nào không, NÓI chuyện có khó nghe không, và nếu có 1 trong 3 dấu hiệu trên thì NHANH đưa vô BV.

Dịch ra tiếng Việt làm sao cho dễ đây? Thôi mình dùng 4N đi:

- NHĂN mặt,

- NHẤC 2 tay,

- NÓI chuyện, và

- NHANH!!!

Hmmm…Cái vụ 4N này hình như là mình động não dịch ra lần đầu chứ trước giờ chưa nghe ai nói thì phải, đăng ký bản quyền liền mọi người làm chứng dùm!

Nói đùa chứ, nhớ 4N và đặc biệt là chữ NHANH nha mọi người.

 

4/ Tôi nghi ngờ có người bị đột quỵ, làm gì đây???

Ngắn gọn: đưa BN đến BV thật nhanh. Nhớ chữ N cuối không: NHANH!

Chỉ khi nào BN có ngưng tim/ngưng thở (hiếm gặp trong đột quỵ đơn thuần) thì mới cần hồi sức tim phổi (hà hơi thổi ngạt + ấn tim ngoài lồng ngực) cho BN trong khi đợi chuyển đến BV.

 

5/ Tôi nên đưa BN đến cơ sở y tế gần nhất hay đến thẳng các BV chuyên về đột quỵ?

Khuyến cáo chính thức là nên đưa BN đến cơ sở y tế gần nhất, vì trong phần lớn trường hợp, nhân viên y tế đánh giá và sơ cấp cứu BN chính xác hơn, xe cứu thương vận chuyển BN nhanh hơn.

Nhưng với hệ thống chúng ta hiện có, thì trên thực tế ở mỗi cơ sở y tế BN có thể mất tầm 1-2h để được xử trí trước khi chuyển. Nếu các bạn nhắm tự đưa BN đến được BV chuyên về đột quỵ trong 1h, thì cá nhân tôi nghĩ các bạn có thể lựa chọn đi thẳng đến BV đó. Cái này quan điểm cá nhân thôi nha.

Một lần nữa, quan trọng là NHANH.

 

6/ Di chuyển BN có làm đột quỵ nặng thêm không?

KHÔNG! Không có bằng chứng nào cho thấy việc di chuyển BN làm đột quỵ nặng thêm. Ngược lại, BN được chuyển đến BV để tiếp cận điều trị càng nhanh thì tiên lượng càng tốt.

 

7/ Có khi nào BN biểu hiện giống đột quỵ mà không phải không?

Có. Những trường hợp thiếu máu não thoáng qua, BN có thể biểu hiện y chang đột quỵ, nhưng hồi phục hoàn toàn trong 24h, thường trong vài giờ đầu. Những BN này có nguy cơ đột quỵ thật sự về sau rất cao, vì vậy nên đến BV sớm tầm soát nguyên nhân và điều trị nội khoa phòng ngừa đột quỵ thật sự sau này. Ngoài ra nhiều cơn động kinh có biểu hiện rất giống đột quỵ. Cho nên khi BN có 4N thì ngay cả khi BN đã hồi phục hoàn toàn, vẫn nên đến BV để tầm soát nguyên nhân bạn nhé.

 

Hy vọng các thông tin trong bài có thể giúp các bạn nhận biết đột quỵ sớm.

 

Bs Trần Quốc Tuấn BV ĐHYD

 

Nguồn bài viết: https://www.facebook.com/pktrandiepkhanh/posts/2023406784378052

 

Nổi bật
Hướng dẫn

Hướng dẫn đặt bệnh


Chuyên khoa
Tin tức

Sở Y tế TP.HCM: Chính thức triển khai t...

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm Ghép tạng tr...

Sở Y tế TP.HCM triển khai kế hoạch khám...

Sở Y tế TP. HCM: Thông tin thêm về việc...

TP. Hồ Chí Minh: Sẽ có 03 trung tâm cấp...

Vương quốc Anh xem xét hỗ trợ TPHCM hìn...

Sở Y tế TPHCM tham quan học hỏi mô hình...

Sở Y tế TPHCM: Khởi động đề án phát tri...

Sở Y tế TPHCM: Cần một “Bệnh viện chấn ...

Nghị định số 24: Gỡ “nút thắt” mua sắm,...

TP Hồ Chí Minh: Sẽ hình thành khu công ...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 3

Sở Y tế TP.HCM: Làm rõ thông tin phản á...

Thông báo lịch nghỉ Tết Âm Lịch

Danh sách nhân sự đã đăng ký Sở Y Tế TP...

VIÊM DA TIẾP XÚC DO KIẾN BA KHOANG

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhâ...

Thông báo lịch nghỉ lễ 2.9.2023

Phòng Khám Đa Khoa Trần Diệp Khanh tăng...

Hướng dẫn vỗ lưng long đàm cho trẻ đúng...

LỚP HỌC MIỄN PHÍ "DINH DƯỠNG CHO TRẺ DỊ...

Cùng nhìn lại những hình ảnh tại lớp họ...

Thông báo nghỉ Lễ

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 12.2022

TỪ 01/10/2022 ĐẾN 31/12/2022 GIẢM HƠN 3...

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10.2022

NHIỄM SÁN DẢI LỢN - CÓ THỂ PHÒNG NGỪA B...

SƠ CỨU NGẠT NƯỚC

VỖ Ợ HƠI CHO TRẺ NHỎ

BÉ NGỦ NGHIẾN RĂNG, CÓ THỂ LÀ DO NHIỄM ...

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG THUỐC GÌ KHI ĐI DU L...

TRẺ TẬP NÓI - BA MẸ CẦN LÀM GÌ VÀ TẠI S...

Cộng đồng
Bác sĩ

LIÊN HỆ


HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN THEO MẪU DƯỚI

HỌ TÊN KHÁCH HÀNG (*):

EMAIL (*):

SĐT (*):

Địa chỉ

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN

THÔNG BÁO

Thông báo

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

TRẦN DIỆP KHANH

THỜI GIAN LÀM VIỆC

BUỔI SÁNG : TỪ 7H30 ĐẾN 11H30

BUỔI CHIỀU: TỪ 13H00 ĐẾN 20H00

LÀM VIỆC TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN.

Đ/c: 41/21 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận

Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Dịch vụ
Sự kiện
Liên kết
Bản đồ
...