Responsive image

Nên lấy dịch mũi họng hay lấy nước bọt để làm xét nghiệm SARS-CoV-2 ?

Nên lấy dịch mũi họng hay lấy nước bọt để làm xét nghiệm SARS-CoV-2 ?

Công trình nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu tại Yale School of Public Health, New Haven, CT đã củng cố lập luận lấy mẫu nước bọt thay cho dịch mũi họng. Điều này hứa hẹn sẽ giải quyết được nhiều khó khăn trong quy trình lấy mẫu làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.

Có tổng cộng 70 bệnh nhân dương tính Covid-19 đang được điều trị nội trú đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Sau khi xác nhận SARS-CoV-2 dương tính với mẫu tăm bông mũi họng lúc nhập viện, nhóm nghiên cứu đã lấy thêm các mẫu khác từ cùng bệnh nhân khi nhập viện: mẫu nước bọt do chính bệnh nhân thu thập và mẫu gạc mũi họng do nhân viên y tế lấy tại cùng thời điểm.

Sử dụng trình tự mồi (primer sequences) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều bản sao RNA SARS-CoV-2 trong mẫu nước bọt hơn so với trong mẫu tăm bông mũi họng (mean log copies per milliliter, 5.58; 95% confidence interval [CI], 5.09 to 6.07 của mẫu nước bọt; mean log copies per milliliter, 4.93; 95% CI, 4.53 to 5.33 của mẫu tăm bông mũi họng):

Các mẫu nước bọt cho kết quả dương tính trong vòng 10 ngày sau khi đã chẩn đoán Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với các mẫu tăm bông mũi họng. Tại thời điểm 1 đến 5 ngày sau khi chẩn đoán, có 81% (95% CI, 71-96) mẫu nước bọt dương tính, so với 71% (95% CI, 67-94) của mẫu tăm bông mũi họng. Những phát hiện này cho thấy mẫu nước bọt và mẫu tăm bông mũi họng ít nhất có độ nhạy tương tự nhau trong việc phát hiện SARS-CoV-2 trong quá trình nhập viện:

Đánh giá việc phát hiện vi rút trong các mẫu theo thời gian, mức độ của SARS-CoV-2 RNA giảm sau khi khởi phát triệu chứng ở cả hai mẫu nước bọt (độ dốc ước tính, −0,11; khoảng tin cậy 95%, −0,15 đến −0,06) và mẫu tăm bông mũi họng (độ dốc ước tính, −0,09; Khoảng tin cậy 95%, −0,13 đến −0,05):

Có ba trường hợp mẫu tăm bông mũi họng âm tính được theo sau bởi dương tính ở lần lấy mẫu tiếp theo, hiện tượng này chỉ xảy ra một lần với các mẫu nước bọt.

Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có thể được phát hiện trong nước bọt của những người không có triệu chứng. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành sàng lọc 495 nhân viên y tế không có triệu chứng đồng ý tham gia vào nghiên cứu để kiểm tra cả mẫu nước bọt và mẫu dịch mũi họng. Kết quả, 13 nhân viên y tế phát hiện thấy có SARS-CoV-2 RNA trong các mẫu nước bọt, trong đó, có 9 trường hợp lấy các mẫu tăm bông mũi họng trong cùng một ngày, và 7 cho kết quả âm tính. Xét nghiệm kiểm tra đối chiếu 13 nhân viên y tế có mẫu nước bọt dương tính tại phòng xét nghiệm chứng nhận CLIA, kết quả đều dương tính.

Sự không đồng nhất trong cách lấy mẫu tăm bông dịch mũi họng có thể là lời giải thích cho kết quả âm tính giả. Trong các mẫu bệnh phẩm do nhân viên y tế thu thập từ bệnh nhân nội trú, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự biến đổi lớn hơn về giá trị ngưỡng chu kỳ RNase P (Ct) của nhóm người lấy mẫu tăm bông mũi họng (độ lệch chuẩn, 2,89 Ct; KTC 95%, 26,53 đến 27,69) so với nhóm người lấy mẫu nước bọt (độ lệch chuẩn , 2,49 Ct; KTC 95%, 23,35 đến 24,35). Việc lấy mẫu nước bọt của chính bệnh nhân sẽ giúp loại bỏ nhu cầu tương tác trực tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Chính sự tương tác này là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn (nút thắt cổ chai) trong quy trình làm xét nghiệm khi thực hiện với một số lượng lớn bệnh nhân và có nguy cơ gây lây nhiễm trong môi trường bệnh viện. Việc bệnh nhân tự lấy mẫu nước bọt của mình cũng làm giảm nhu cầu cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân.

(Tài liệu tham khảo: “Saliva or Nasopharyngeal Swab Specimens for Detection of SARS-CoV-2”, New England Journal of Medicine 2020; 383:1283-1286, September 24, 2020)

SỞ Y TẾ TP.HCM
 
Nổi bật
Hướng dẫn

Hướng dẫn đặt bệnh


Chuyên khoa
Tin tức

TPHCM: Thành phố ra quân triển khai chă...

Sở Y tế TP.HCM: Chính thức triển khai t...

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm Ghép tạng tr...

Sở Y tế TP.HCM triển khai kế hoạch khám...

Sở Y tế TP. HCM: Thông tin thêm về việc...

TP. Hồ Chí Minh: Sẽ có 03 trung tâm cấp...

Vương quốc Anh xem xét hỗ trợ TPHCM hìn...

Sở Y tế TPHCM tham quan học hỏi mô hình...

Sở Y tế TPHCM: Khởi động đề án phát tri...

Sở Y tế TPHCM: Cần một “Bệnh viện chấn ...

Nghị định số 24: Gỡ “nút thắt” mua sắm,...

TP Hồ Chí Minh: Sẽ hình thành khu công ...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 3

Sở Y tế TP.HCM: Làm rõ thông tin phản á...

Thông báo lịch nghỉ Tết Âm Lịch

Danh sách nhân sự đã đăng ký Sở Y Tế TP...

VIÊM DA TIẾP XÚC DO KIẾN BA KHOANG

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhâ...

Thông báo lịch nghỉ lễ 2.9.2023

Phòng Khám Đa Khoa Trần Diệp Khanh tăng...

Hướng dẫn vỗ lưng long đàm cho trẻ đúng...

LỚP HỌC MIỄN PHÍ "DINH DƯỠNG CHO TRẺ DỊ...

Cùng nhìn lại những hình ảnh tại lớp họ...

Thông báo nghỉ Lễ

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 12.2022

TỪ 01/10/2022 ĐẾN 31/12/2022 GIẢM HƠN 3...

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10.2022

NHIỄM SÁN DẢI LỢN - CÓ THỂ PHÒNG NGỪA B...

SƠ CỨU NGẠT NƯỚC

VỖ Ợ HƠI CHO TRẺ NHỎ

BÉ NGỦ NGHIẾN RĂNG, CÓ THỂ LÀ DO NHIỄM ...

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG THUỐC GÌ KHI ĐI DU L...

Cộng đồng
Bác sĩ

LIÊN HỆ


HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN THEO MẪU DƯỚI

HỌ TÊN KHÁCH HÀNG (*):

EMAIL (*):

SĐT (*):

Địa chỉ

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN

THÔNG BÁO

Thông báo

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

TRẦN DIỆP KHANH

THỜI GIAN LÀM VIỆC

BUỔI SÁNG : TỪ 7H30 ĐẾN 11H30

BUỔI CHIỀU: TỪ 13H00 ĐẾN 20H00

LÀM VIỆC TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN.

Đ/c: 41/21 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận

Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Dịch vụ
Sự kiện
Liên kết
Bản đồ
...