Responsive image

Sử dụng cả 2 mô hình “Anglo-American” và “Franco-German” và hợp nhất xe cứu thương dưới sự điều phối chung

Sử dụng cả 2 mô hình “Anglo-American” và “Franco-German” và hợp nhất xe cứu thương dưới sự điều phối chung

 
 

Đó là điểm đáng ghi nhận trong hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện tại các nước Châu Âu nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong chăm sóc sức khoẻ người dân. Theo đó, sử dụng cả mô hình SAMU (còn gọi là mô hình Franco-German) và mô hình Paramedic (còn gọi là mô hình Anglo-American) tuỳ theo tình trạng nguy kịch của bệnh nhân. Ngoài ra, tại các quốc gia này, xe cứu thương thay vì thuộc quyền sử dụng riêng của mỗi bệnh viện hay của các cơ sở y tế đã chuyển đổi sang tập trung lại dưới sự điều phối của trung tâm cấp cứu, điều này đã mang lại cả hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là mô tả về hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện tại các nước Châu Âu, được đăng tải trên Tạp chí Euro Health - 2015 với tiêu đề “The challenge of providing emergency medical care” của tác giả Anna Sagan và Erica Richardson.

Chăm sóc y khoa khẩn cấp là một  loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho bệnh nhân với tình trạng nguy kịch đe dọa tính mạng cần được điều trị cấp cứu khẩn cấp. Với tính chất đặc biệt như vậy, dịch vụ y tế khẩn cấp, thuật ngữ tiếng Anh là Emergency Medical Services (EMS), là một trong những hoạt động quan trọng của bất cứ một hệ thống y tế nào vì đây cũng là điểm tiếp xúc đầu tiên với hệ thống y tế của người dân.

 

 

Có 2 loại hình cấp cứu ngoài bệnh viện:

 

Cho đến nay, các hệ thống y tế tại các nước Châu Âu theo xu thế có cả 2 loại hình khác nhau trong việc cung cấp dịch vụ cấp cứu ngoài bệnh viện:

 

- Mô hình đầu tiên là “load & go” (tải và chuyển), còn gọi là mô hình “Anglo-American” (Anh-Mỹ), tập trung vào việc đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt, thường là đến khoa Cấp cứu của các bệnh viện, mô hình này đã tạo niềm tin cho người dân nhờ vào đội ngũ chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện, thuật ngữ là Paramedic, nhất là trong giai đoạn "tải" bệnh nhân.

 

- Mô hình thứ hai là “stay & stabilise” (lưu lại và ổn định), còn gọi là mô hình “Franco-German” (Pháp-Đức), mô hình này hoạt động dựa vào đội bác sĩ lưu động, những người có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại chỗ, khi tạm ổn định sẽ được vận chuyển được nhập viện trực tiếp lên các khoa tương ứng thay vì nhập vào khoa Cấp cứu.

 

Để đáp ứng với những thay đổi trong công nghệ y tế và xu hướng của sức khỏe người dân, hầu hết EMS của các nước tại Châu Âu hiện nay sử dụng cả 2 mô hình trên: (1) Sử dụng mô hình “load & go” trong cấp cứu các trường hợp chấn thương phức tạp như trong trường hợp bị tai nạn giao thông; và (2) Sử dụng mô hình “stay & stabilise” cho trường hợp khẩn cấp như đau tim hoặc đột quỵ. Với cả 2 mô hình này, không có mô hình nào là tốt hơn mô hình nào nếu chỉ chọn một loại hình.

 

Tại Châu Âu, cũng như các nước trên thế giới, EMS được chia thành 2 loại: EMS ngoài bệnh viện và EMS trong bệnh viện. EMS ngoài bệnh viện là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế ngay tại tại địa điểm xảy ra sự cốbất lợi, bao gồm dịch vụ điều phối và các đơn vị chăm sóc y tế di động, như xe cứu thương. EMS trong bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc tại các cơ sở y tế và bệnh viện, những nơi này đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp không bị gián đoạn 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

 

 

Dịch vụ xe cứu thương và điều phối:

 

Có hai loại xe cứu thương được sử dụng cho EMS ở các nước châu Âu:

 

- Xe cứu thương trang bị phương tiện vận chuyển người bệnh, các thiết bị điều trị cấp cứu cơ bản và theo dõi bệnh nhân.

 

- Xe cứu thương trang bị phương tiện vận chuyển người bệnh, cả đơn vị chăm sóc tích cực di động với cácthiết bị chuyên sâu trong cấp cứu, hồi sức và theo dõi bệnh nhân.

 

Tại một số nước, dịch vụ xe cứu thương được xem là một phần của dịch vụ chăm sóc ban đầu (Slovenia, Lithuania), một số quốc gia khác thì dịch vụ xe cứu thương là một trong các dịch vụ của bệnh viện (Latvia và Bỉ). Nhưng ở các nước khác, xe cứu thương thường được cung cấp bởi chính quyền địa phương (Phần Lan, Na Uy), hoặc được lồng ghép trong các dịch vụ cấp cứu khác như Sở cứu hỏa (Pháp và Đức).

 

Cũng như chăm sóc ban đầu, EMS thường được tổ chức để phục vụ cho số dân cư trú, vì vậy các nhà hoạch định chính sách thường phân bổ số xe cứu thương theo tỷ lệ cụ thể bình quân đầu người. Tuy nhiên, cáchtính này có thể bất lợi cho các bệnh viện ở các thành phố lớn có dân số đi lại lớn và các khu vực du lịch có thể có số dân cư thấp, nhưng số lượng khách du lịch theo mùa rất lớn.

 

Để khắc phục những bất lợi trên về xe cứu thương, cùng với sự phát triển của công nghệ truyền thông, hiện nay xu hướng chung tại các nước Châu Âu là tập trung các xe cứu thương lại dưới sự điều phối chung (Bulgaria, Croatia, Estonia, Ireland, Latvia, Lithuania, Norway và Anh quốc), kết quả là còn rất ít dịch vụ cứu thương được tổ chức trong phạm vi một thành phố (Phần Lan, Đức, Na Uy). Thực tiễn tại Châu Âu đã chứng minh việc tập trung các xe cứu thương lại dưới sự điều phối chung của Trung tâm Cấp cứu thành phố hoặc khu vực đã chứng minh tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí rất cao.

 

Hầu hết các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đều có các trung tâm điều phối tích hợp của ít nhất 2 cơ quan quản lý tình huống khẩn cấp (dịch vụ an ninh, EMS, cứu hỏa), trung tâm điều phối sẽ chuyển cuộc gọi đến trung tâm cấp cứu khi có cuộc gọi khẩn cấp. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều phối tại Châu Âu còn chưa phổ biến.

SỞ Y TẾ TP.HCM




Nổi bật
Hướng dẫn

Hướng dẫn đặt bệnh


Chuyên khoa
Tin tức

Vương quốc Anh xem xét hỗ trợ TPHCM hìn...

Sở Y tế TPHCM tham quan học hỏi mô hình...

Sở Y tế TPHCM: Khởi động đề án phát tri...

Sở Y tế TPHCM: Cần một “Bệnh viện chấn ...

Nghị định số 24: Gỡ “nút thắt” mua sắm,...

TP Hồ Chí Minh: Sẽ hình thành khu công ...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 3

Sở Y tế TP.HCM: Làm rõ thông tin phản á...

Thông báo lịch nghỉ Tết Âm Lịch

Danh sách nhân sự đã đăng ký Sở Y Tế TP...

VIÊM DA TIẾP XÚC DO KIẾN BA KHOANG

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhâ...

Thông báo lịch nghỉ lễ 2.9.2023

Phòng Khám Đa Khoa Trần Diệp Khanh tăng...

Hướng dẫn vỗ lưng long đàm cho trẻ đúng...

LỚP HỌC MIỄN PHÍ "DINH DƯỠNG CHO TRẺ DỊ...

Cùng nhìn lại những hình ảnh tại lớp họ...

Thông báo nghỉ Lễ

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 12.2022

TỪ 01/10/2022 ĐẾN 31/12/2022 GIẢM HƠN 3...

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10.2022

NHIỄM SÁN DẢI LỢN - CÓ THỂ PHÒNG NGỪA B...

SƠ CỨU NGẠT NƯỚC

VỖ Ợ HƠI CHO TRẺ NHỎ

BÉ NGỦ NGHIẾN RĂNG, CÓ THỂ LÀ DO NHIỄM ...

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG THUỐC GÌ KHI ĐI DU L...

TRẺ TẬP NÓI - BA MẸ CẦN LÀM GÌ VÀ TẠI S...

THEO DÕI SỐT XUẤT HUYẾT

PHÒNG NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT

XỬ TRÍ KHI BỊ RẮN CẮN

THẤY KẾT QUẢ NGAY SAU 2 LẦN ĐIỀU TRỊ MỤ...

SAI LẦM TRẺ TUỔI DẬY THÌ VÀ BA MẸ HAY M...

Cộng đồng
Bác sĩ

LIÊN HỆ


HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN THEO MẪU DƯỚI

HỌ TÊN KHÁCH HÀNG (*): 

EMAIL (*): 

SĐT (*): 

Địa chỉ  

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN 

THÔNG BÁO

Thông báo

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

TRẦN DIỆP KHANH

THỜI GIAN LÀM VIỆC

BUỔI SÁNG : TỪ 7H30 ĐẾN 11H30

BUỔI CHIỀU: TỪ 13H00 ĐẾN 20H00

LÀM VIỆC TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN.

Đ/c: 41/21 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận

Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Dịch vụ
Sự kiện
Liên kết
Bản đồ
...