Responsive image

Tìm hiểu cách Singapore tổ chức lại hoạt động của khoa cấp cứu để không trở thành nơi lây nhiễm lây nhiễm SARS-CoV-2

Tìm hiểu cách Singapore tổ chức lại hoạt động của khoa cấp cứu để không trở thành nơi lây nhiễm lây nhiễm SARS-CoV-2

Bệnh viện đa khoa Singapore (SGH), đây là bệnh viện công lập lâu đời nhất ở Singapore (199 năm tuổi), cũng là bệnh viện có quy mô lớn nhất, với tổng số 1785 giường bệnh. Khoa cấp cứu của bệnh viện này được thành lập cách đây 72 năm và quản lý khoảng 130.000 bệnh nhân hàng năm, khoa có 70 bác sĩ (25 bác sĩ chuyên khoa cấp cứu và 45 bác sĩ nội trú) và 200 điều dưỡng. Để khoa cấp cứu không trở thành nơi lây nhiễm SARS-CoV-2, khoa cấp cứu của Bệnh viện SGH đã tổ chức lại toàn bộ hoạt động của khoa.

Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, khoa cấp cứu tại các bệnh viện vừa phải sàng lọc, phát hiện sớm những bệnh nhân mắc COVID-19, cách ly điều trị vừa phải cung cấp dịch vụ chăm sóc cấp cứu cho nhiều bệnh lý khác nhau. Sự bùng phát dịch COVID19 một lần nữa đã củng cố vai trò không thể thiếu của Y học cấp cứu (Emergency Medicine) đối với sức khỏe cộng đồng. Để thực hiện những công việc này, bệnh viện SGH đã thiết lập sớm một cấu trúc chỉ huy và kiểm soát hoạt động trong khoa cấp cứu, bao gồm cả quản lý nhân lực, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý vận hành, quản lý thông tin và truyền thông và liên lạc với các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện.

Thay đổi về cách tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong mùa dịch COVID-19

Khoa cấp cứu của bệnh viện SGH đã phát hiện trường hợp COVID-19 đầu tiên tại Singapore vào ngày 22/1/2020 ở một khách du lịch người Trung Quốc và trường hợp đầu tiên lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng vào ngày 3/2/2020. Bệnh nhân này đã đi qua khu vực tiếp nhận bệnh nhân của khoa cấp cứu và được sàng lọc sốt trước khi đưa đến khu vực cách ly trong khoa cấp cứu. Việc quản lý và xử lý bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 được hướng dẫn bởi sự hợp tác chặt chẽ giữa khoa cấp cứu và khoa nhiễm. Với số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 ngày càng tăng, các kế hoạch dự phòng để mở rộng không gian và tăng nhân viên của khoa cấp cứu đã được ban hành. An toàn của nhân viên cũng là điều quan trọng hàng đầu, với việc cung cấp và hướng dẫn về thiết bị bảo hộ cá nhân và sự tách biệt giữa các nhóm nhân viên để đảm bảo không có sự lây nhiễm chéo giữa các nhân viên của khoa.

Kể từ cảnh báo dịch DORSCON chuyển sang màu da cam, nhân viên khoa cấp cứu đã trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) với áo choàng dài, khẩu trang N95 và kính bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân và người nhà đi cùng đều được cấp khẩu trang phẫu thuật. Khi bệnh nhân được đưa đến khoa cấp cứu, nhân viên bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển bệnh nhân sang xe đẩy và tiến hành sàng lọc ban đầu. Nhân viên xe cứu thương thực hiện vệ sinh thiết bị đầu cuối bên trong xe cứu thương và vứt bỏ áo choàng và găng tay của họ trước khi rời khoa cấp cứu để đến các trạm cứu thương.

Đối với những bệnh nhân đến bằng các phương tiện vận chuyển khác, không phải xe cứu thương, nhân viên bộ phận tiếp nhận sẽ hướng dẫn bệnh nhân đến phòng sàng lọc sốt có kính riêng biệt ở lối vào của khoa. Bệnh viện quy định chỉ một người được phép đi cùng bệnh nhân vào khoa cấp cứu.

Khoa cấp cứu02 lối vào, một ở phía trước của khoa và một ở bên hông khoa. Vào thời kỳ cảnh báo dịch DORSCON chuyển sang màu vàng, lối vào bên hông được đóng lại, nhân viên khoa ra vào cửa này phải có thẻ nhân viên. Việc này nhằm đảm bảo kiểm soát ra vào tốt hơn và tất cả bệnh nhân và thân nhân sẽ chỉ đến từ của phía trước của khoa.

Hình thành khu vực cách ly cho bệnh nhân sốt tại khoa cấp cứu

Năm 2003, Singapore là một trong 21 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch SARS. Một khu vực cách ly đã được bố trí bên ngoài khoa cấp cứu (tại khu vực xe cứu thương) ngay từ ngày bùng phát dịch SARS ở Singapore. Khu vực cách ly này được thiết kế có áp lực âm với hệ thống thông gió và luồng không khí riêng. Không khí trong lành được đưa vào khu vực này, không giống như các hệ thống điều hòa không khí thông thường sử dụng không khí trong nhà được tái tuần hoàn để làm mát hiệu quả. Không khí thải ra từ mỗi phòng trong khu cách ly hướng ra bầu khí quyển bên ngoài thông qua các ống dẫn trên mái nhà được trang bị bộ lọc HEPA và sau khi được chiếu tia cực tím.

Khu cách ly của khoa cấp cứu có 11 giường, có phòng sàng lọc riêng, phòng chụp X-quang, nhà vệ sinh, quầy làm thủ tục đăng ký và hiệu thuốc riêng của phục vụ cho khu vực này. Khu cách ly của khoa cấp cứu được sử dụng thường xuyên trong các đợt bùng phát dịch SARS, H1N1 (2009), MERS CoV (từ 2012 trở đi) và Ebola (từ 2014 trở đi). Ngoài ra, 04  phòng hồi sức trong khu vực hồi sức của khoa cấp cứu cũng đã được trang bị áp lực âm. Đến đầu tháng 2/2020, do COVID-19 lây truyền trong cộng đồng, số bệnh nhân đến khoa cấp cứu được sàng lọc vào khu vực cách ly ngày càng tăng. Trước tình hình này, bệnh viện SGH đã chuyển Trung tâm Phẫu thuật trong ngày với quy mô 40 giường (gần khoa cấp cứu) giao cho khoa cấp cứu sử dụng làm thêm khu cách ly. Nhờ đó, khu cách ly của khoa cấp cứu tăng lên 51 giường.

Sắp xếp lại các khu vực chăm sóc bệnh nhân nặng trong khoa cấp cứu theo hướng xem bệnh nhân nặng như là bệnh nhân có khả năng bị COVID-19

Các khu vực còn lại của khoa cấp cứu (ngoài khu vực cách ly sốt) được chia thành 3 khu vực riêng biệt: khu vực hồi sức cho bệnh nhân nặng (ưu tiên 1), khu vực chăm sóc tích cực cho bệnh nhân nặng vừa (ưu tiên 2) và khu vực cấp cứu cho bệnh nhân nhẹ ( ưu tiên 3).

Tất cả các bệnh nhân được đưa đến khu vực hồi sức 6 giường đều được xem là có khả năng bị nhiễm COVID-19 vì rất khó khai thác được tiền sử tiếp xúc rõ ràng. Khi khai thác bệnh sử cho thấy bệnh nhân có khả năng có tiền sử tiếp xúc, bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại 1 trong 4 khoang hồi sức cách ly có áp lực âm, được làm xét nghiệm tại chổ với các biện pháp phòng ngừa chống nhiễm trùng nghiêm ngặt.

Chuyển đổi thời gian làm việc của nhân viên khoa cấp cứu từ 3 ca (mỗi 8 giờ) sang 2 ca (mỗi 12 giờ)

Bình thường, khoa cấp cứu chia làm 03 ca trực trong 24 giờ. Khi dịch COVID-19 bùng phát, có sự gia tăng số lượng bệnh nhân đến khoa cấp cứu, cùng với việc mở thêm nhiều khu vực hoạt động của khoa cấp cứu đáp ứng yêu cầu sàng lọc, cách ly bệnh nhân tại khoa, tình trạng thiếu nhân lực khoa cấp cứu đã trở nên một mối quan tâm thực sự.Trước tình hình này, bệnh viện đã cung cấp thêm bác sĩ nội trú cho khoa cấp cứu (do một số khoa khác đã tạm ngưng hoạt động như khoa phẫu thuật trong ngày).

Bệnh viện cũng kéo dài thời gian làm việc của mỗi ca trực, thay vì 8 giờ chuyển sang 12 giờ. Ngoài ra, khoa cấp cứu chia nhân viên thành 05 đội riêng biệt, mỗi đội được phân công phụ trách nhiều khu vực trong mỗi ca làm việc kéo dài 12 giờ. Thời gian thay đổi dài hơn cho phép nhân viên trực bao phủ tốt hơn các khu vực cần thiết khác nhau. Khoảng thời gian giữa mỗi ca 12 giờ cho phép mỗi nhóm phục hồi đầy đủ sau một ca bận rộn và sẵn sàng làm việc ho phiên trực tiếp theo của họ. Hệ thống dựa trên nhóm làm việc riêng biệt đảm bảo rằng nếu một thành viên của nhóm dương tính với vi-rút, thì sẽ có nhiều khả năng chỉ các thành viên của nhóm đó bị ảnh hưởng và cần phải ngừng hoạt động, trong khi các nhóm khác không bị ảnh hưởng, đảm bảo khoa cấp cứu hoạt động liên tục.

Để giảm thiểu nguy cơ nhân viên khoa cấp cứu lây nhiễm chéo cho cộng đồng sau giờ làm việc, sau mỗi ca làm việc, tất cả nhân viên sẽ đi vào phòng vệ sinh để tắm, quần áo đã sử dụng của bệnh viện cho vào thùng để khử trùng và giặt, thay quần áo dân dụng và đi thẳng đến bãi đậu xe hoặc hệ thống giao thông công cộng mà không cần di chuyển vào khu vực khám bệnh.

(Tài liệu tham khảo: “Reorganising the emergency department to manage the COVID-19 outbreak”, International Journal of Emergency Medicine 2020)

SỞ Y TẾ TP.HCM
 
Nổi bật
Hướng dẫn

Hướng dẫn đặt bệnh


Chuyên khoa
Tin tức

TPHCM: Thành phố ra quân triển khai chă...

Sở Y tế TP.HCM: Chính thức triển khai t...

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm Ghép tạng tr...

Sở Y tế TP.HCM triển khai kế hoạch khám...

Sở Y tế TP. HCM: Thông tin thêm về việc...

TP. Hồ Chí Minh: Sẽ có 03 trung tâm cấp...

Vương quốc Anh xem xét hỗ trợ TPHCM hìn...

Sở Y tế TPHCM tham quan học hỏi mô hình...

Sở Y tế TPHCM: Khởi động đề án phát tri...

Sở Y tế TPHCM: Cần một “Bệnh viện chấn ...

Nghị định số 24: Gỡ “nút thắt” mua sắm,...

TP Hồ Chí Minh: Sẽ hình thành khu công ...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 3

Sở Y tế TP.HCM: Làm rõ thông tin phản á...

Thông báo lịch nghỉ Tết Âm Lịch

Danh sách nhân sự đã đăng ký Sở Y Tế TP...

VIÊM DA TIẾP XÚC DO KIẾN BA KHOANG

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhâ...

Thông báo lịch nghỉ lễ 2.9.2023

Phòng Khám Đa Khoa Trần Diệp Khanh tăng...

Hướng dẫn vỗ lưng long đàm cho trẻ đúng...

LỚP HỌC MIỄN PHÍ "DINH DƯỠNG CHO TRẺ DỊ...

Cùng nhìn lại những hình ảnh tại lớp họ...

Thông báo nghỉ Lễ

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 12.2022

TỪ 01/10/2022 ĐẾN 31/12/2022 GIẢM HƠN 3...

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10.2022

NHIỄM SÁN DẢI LỢN - CÓ THỂ PHÒNG NGỪA B...

SƠ CỨU NGẠT NƯỚC

VỖ Ợ HƠI CHO TRẺ NHỎ

BÉ NGỦ NGHIẾN RĂNG, CÓ THỂ LÀ DO NHIỄM ...

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG THUỐC GÌ KHI ĐI DU L...

Cộng đồng
Bác sĩ

LIÊN HỆ


HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN THEO MẪU DƯỚI

HỌ TÊN KHÁCH HÀNG (*):

EMAIL (*):

SĐT (*):

Địa chỉ

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN

THÔNG BÁO

Thông báo

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

TRẦN DIỆP KHANH

THỜI GIAN LÀM VIỆC

BUỔI SÁNG : TỪ 7H30 ĐẾN 11H30

BUỔI CHIỀU: TỪ 13H00 ĐẾN 20H00

LÀM VIỆC TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN.

Đ/c: 41/21 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận

Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Dịch vụ
Sự kiện
Liên kết
Bản đồ
...