Responsive image

Xu thế hình thành nhiều loại buồng cách ly khác nhau trong một bệnh viện

Xu thế hình thành nhiều loại buồng cách ly khác nhau trong một bệnh viện

Khi dịch COVID-19 bùng phát, bệnh viện sẽ trở nên không an toàn và có nguy cơ trở thành nơi lây lan dịch bệnh nếu không tổ chức các buồng cách ly đúng cách. Việc hình thành nhiều loại buồng cách ly khác nhau trong một bệnh viện là xu thế chung để chủ động ứng phó và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong môi trường bệnh viện.

Buồng cách ly áp lực âm có tiền phòng và nhà vệ sinh bên trong

Buồng cách ly với mục đích kiểm soát luồng không khí trong phòng để giảm số lượng các phần tử lây nhiễm trong không khí đến mức đảm bảo rất khó xảy ra lây nhiễm chéo cho những người khác trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe. Điều này có thể đạt được bằng cách:

- Kiểm soát số lượng và chất lượng của khí vào hoặc khí ra (buồng cách ly).

- Duy trì áp suất không khí khác nhau giữa các khu vực liền kề trong buồng cách ly.

- Thiết kế các mẫu luồng không khí cho các quy trình lâm sàng cụ thể.

- Pha loãng các hạt lây nhiễm (infectious particles) với thể tích không khí lớn.

- Lọc không khí với bộ lọc HEPA, ...

Tuỳ theo mục đích sử dụng, có thể chia buồng cách ly trong bệnh viện thành các loại sau:

- Buồng cách ly chuẩn (Standard isolation, còn gọi là Class S): là các buồng cách ly có suất không khí ngang bằng áp suất không khí bên ngoài, chỉ đòi hỏi yêu cầu bắt buộc chung của một buồng cách ly là có cửa ra vào có thể tự đóng. Loại buồng cách ly này dùng để cách ly bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua giọt bắn từ đường hô hấp. Trong tình hình bùng phát dịch COVID-19 như hiện nay, loại buồng cách ly chuẩn này cần được thiết lập tại mỗi khoa lâm sàng (theo khuyến cáo của Bộ Y tế).

- Buồng cách ly áp lực dương (Positive isolation, còn gọi là Class P): là buồng cách ly có áp suất không khí trong buồng lớn hơn áp suất không khí bên ngoài, dùng để cách ly bệnh nhân có bệnh nền liên quan đến suy giảm miễn dịch (như ghép tạng,…) được bảo vệ khỏi sự lây nhiễm các tác nhân gây bệnh qua đường không khí.

- Buồng cách ly áp lực âm (Negative isolation, còn gọi là Class N): là buồng cách ly có áp suất không khí trong buồng nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài, dùng để cách ly bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền qua đường không khí giúp bảo vệ những người xung quanh không bị lây nhiễm bệnh.

- Buồng cách ly kiểm dịch (Quarantine isolation, còn gọi là Class Q): là buồng cách ly có áp suất không khí trong buồng nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài, có bổ sung tiền phòng là khoảng không gian trung gian với áp suất thấp hơn môi trường bên ngoài nhưng cao hơn áp suất của buồng cách ly để cách ly kiểm dịch an toàn.

Sơ đồ chênh áp trong buồng cách ly áp lực âm có tiền phòng (Class Q)

Trong trường hợp buồng cách ly không có tiền phòng, áp suất chênh lệch tối thiểu giữa buồng cách ly và các không gian liền kề được khuyến nghị là 15 Pa. Nếu buồng cạch ly có tiền phòng, chênh lệch áp suất giữa các vùng được điều áp liên tiếp không được nhỏ hơn 15 Pa.

- Buồng cách ly đảo chiều (Alternating pressure, còn gọi là Class A): là loại buồng cách ly có cơ chế điều chỉnh luồng không khí đảo chiều, cho phép buồng bệnh sẽ có áp suất âm hoặc áp suất dương. Do kỹ thuật phức tạp và nguy cơ mắc lỗi cao trong quá trình vận hành cho hai mục đích cơ bản khác nhau, một kết quả tồi tệ có nguy cơ xảy ra khi mong muốn thiết lập buồng cách ly có áp lực âm nhưng kết quả cho ra áp lực dương, hay ngược lại. Do đó, khuyến cáo không nên sử dụng loại buồng cách ly đảo chiều tại các bệnh viện.

(Tài liệu tham khảo: “International Health Facility Guidelines”, Version 5 2017, http://healthfacilityguidelines.com)

SỞ Y TẾ TP.HCM
 
Nổi bật
Hướng dẫn

Hướng dẫn đặt bệnh


Chuyên khoa
Tin tức

Vương quốc Anh xem xét hỗ trợ TPHCM hìn...

Sở Y tế TPHCM tham quan học hỏi mô hình...

Sở Y tế TPHCM: Khởi động đề án phát tri...

Sở Y tế TPHCM: Cần một “Bệnh viện chấn ...

Nghị định số 24: Gỡ “nút thắt” mua sắm,...

TP Hồ Chí Minh: Sẽ hình thành khu công ...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 3

Sở Y tế TP.HCM: Làm rõ thông tin phản á...

Thông báo lịch nghỉ Tết Âm Lịch

Danh sách nhân sự đã đăng ký Sở Y Tế TP...

VIÊM DA TIẾP XÚC DO KIẾN BA KHOANG

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhâ...

Thông báo lịch nghỉ lễ 2.9.2023

Phòng Khám Đa Khoa Trần Diệp Khanh tăng...

Hướng dẫn vỗ lưng long đàm cho trẻ đúng...

LỚP HỌC MIỄN PHÍ "DINH DƯỠNG CHO TRẺ DỊ...

Cùng nhìn lại những hình ảnh tại lớp họ...

Thông báo nghỉ Lễ

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 12.2022

TỪ 01/10/2022 ĐẾN 31/12/2022 GIẢM HƠN 3...

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10.2022

NHIỄM SÁN DẢI LỢN - CÓ THỂ PHÒNG NGỪA B...

SƠ CỨU NGẠT NƯỚC

VỖ Ợ HƠI CHO TRẺ NHỎ

BÉ NGỦ NGHIẾN RĂNG, CÓ THỂ LÀ DO NHIỄM ...

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG THUỐC GÌ KHI ĐI DU L...

TRẺ TẬP NÓI - BA MẸ CẦN LÀM GÌ VÀ TẠI S...

THEO DÕI SỐT XUẤT HUYẾT

PHÒNG NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT

XỬ TRÍ KHI BỊ RẮN CẮN

THẤY KẾT QUẢ NGAY SAU 2 LẦN ĐIỀU TRỊ MỤ...

SAI LẦM TRẺ TUỔI DẬY THÌ VÀ BA MẸ HAY M...

Cộng đồng
Bác sĩ

LIÊN HỆ


HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN THEO MẪU DƯỚI

HỌ TÊN KHÁCH HÀNG (*): 

EMAIL (*): 

SĐT (*): 

Địa chỉ  

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN 

THÔNG BÁO

Thông báo

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

TRẦN DIỆP KHANH

THỜI GIAN LÀM VIỆC

BUỔI SÁNG : TỪ 7H30 ĐẾN 11H30

BUỔI CHIỀU: TỪ 13H00 ĐẾN 20H00

LÀM VIỆC TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN.

Đ/c: 41/21 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận

Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Dịch vụ
Sự kiện
Liên kết
Bản đồ
...