Responsive image

Chuyến học tập đầy bổ ích về dịch vụ cứu thương tại Úc

 

Chuyến học tập đầy bổ ích về dịch vụ cứu thương tại Úc

 
 

Vừa qua, UBND TP.HCM đã cử đoàn cán bộ y tế của thành phố đến Đại học Flinders, TP Adelaides, Úc học tập kinh nghiệm về triển khai hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện theo mô hình Paramedic.

Đoàn cán bộ y tế TP.HCM và các Giáo sư chuyên ngành Paramedic của ĐH Flinders

Đoàn cán bộ y tế của TP.HCM với 25 thành viên là lãnh đạo của Sở Y tế, lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115, lãnh đạo các bệnh viện thành phố và bệnh viện quận, huyện đã tham gia làm trạm cấp cứu vệ tinh trong mạng lưới cấp cứu của thành phố và các bộ môn có liên quan của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch do PGS TS Tăng Chí Thượng, Phó GĐ Sở Y tế, làm trưởng đoàn đã có thời gian học tập thật bổ ích về dịch vụ cứu thương tại Úc. Từ ngày 30/7/2017 đến ngày 12/8/2017 đoàn đã được các giáo sư và chuyên gia của Đại học Flinders, nơi có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, đào tạo nhân lực Paramedic cho tiểu bang Nam Úc, hướng dẫn nhiệt tình và đi tham quan thực tế toàn bộ các hoạt động liên quan đến dịch vụ cứu thương tại các trạm cấp cứu thuộc tiểu bang Nam Úc.

Chắc chắn rằng, với những bài học hữu ích qua chuyến đi sẽ giúp ngành y tế TP.HCM có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để có hướng đi đúng với tầm nhìn và chiến lược phát triển dịch vụ cấp cứu ngoài bệnh viện theo mô hình Paramedic, tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động đã triển khai trong thời gian qua và xây dựng đề án phát triển về lâu dài phù hợp với yêu cầu của xã hội và thực tiễn của TP.HCM và hội nhập quốc tế. Dưới đây là những bài học đầy bổ ích về dịch vụ cứu thương tại Úc mà đoàn đã ghi nhận được:

Sự cần thiết của dịch vụ cứu thương chuyên nghiệp (Ambulance Service)

Hệ thống khám chữa bệnh tại Úc và các nước phát triển, luôn có 2 hệ thống hoạt động song hành bao gồm:

(1) Dịch vụ khám chữa bệnh do các cơ sở khám chữa bệnh từ cơ sở đến chuyên sâu đảm trách

(2) Dịch vụ cứu thương chuyên nghiệp do chuyên viên Paramedic đảm trách.

Bên cạnh phát triển hệ thống bác sĩ gia dình rộng khắp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, tại các nước như: Úc, Anh, Nam Phi, New Zealand,… đã phát triển một hệ thống chăm sóc sức khoẻ người dân tồn tại song hành với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh, hệ thống này đảm trách hoạt động cấp cứu người dân ở môi trường bên ngoài bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh khác, đó là hệ thống Paramedic. Tại Úc, với hơn 40 năm phát triển hệ thống Paramedic thực tế đã chứng minh đây là một chuyên ngành mới đã được người dân quan tâm và sử dụng dịch vụ này khi cần sự trợ giúp khẩn cấp những vấn đề liên quan đến sức khoẻ ở môi trường bên ngoài bệnh viện.

2 hệ thống này tồn tại độc lập nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau đảm bảo hiệu quả và an toàn trong cấp cứu người bệnh từ môi trường bên ngoài bệnh viện và tại bệnh viện. Hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại Úc được vận hành theo nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: (1) Sơ cấp cứu ban đầu cơ bản, (2) Sơ cấp cứu và vận chuyển, (3) Chăm sóc trực tiếp có tư vấn từ xa bởi các chuyên gia qua điện thoại, (4) Chăm sóc trực tiếp qua các quy trình xử trí (protocol), phác đồ cấp cứu ngoài bệnh viện, (5) Chăm sóc chuyên sâu trực tiếp bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn.

Hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện tại Úc theo mô hình Paramedics đã được vận hành từ năm 1974, và đã khẳng định tính chi phí – hiệu quả của nó, nhất là cứu sống và bảo đảm chất lượng cuộc sống đối với những tình trạng cấp cứu phổ biến nhưng đe doạ tính mạng người bệnh như: tắc đường thở, suy hô hấp, chảy máu, ngưng tim, … thường là tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu chỉ có một hệ thống điều trị cấp cứu tại bệnh viện. Paramedic cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn khi có thảm hoạ, thiên tai xảy ra. Ngoài ra, thực tiễn hoạt động của ngành y tế tại Úc đã khẳng định, nếu như bác sĩ gia đình đã góp phần giảm tải bệnh viện, thì Paramedic góp phần làm giảm tải các khoa cấp cứu của các bệnh viện.

Chuyên viên cứu thương chuyên nghiệp: từ EMT đến PARAMEDIC

Tại các nước như Anh, Mỹ, Canada, Ailen, Úc,… đều phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng cấp cứu kịp thời người bệnh tại hiện trường và vận chuyển an toàn người bệnh đến các bệnh viện để điều trị. Tuy nhiên, nguồn nhân lực để thực hiện hoạt động này có khác nhau giữa các nước, nếu như ở Mỹ và một số nước nguồn nhân lực chủ yếu là kỹ thuật viên cấp cứu, còn gọi là EMT (Emergency Medical Technician), thì ở Úc và một số nước nguồn nhân lực chính lại là Paramedic.

Cả EMT và Paramedic đều là nguồn nhân lực được đào tạo chuyên ngành cấp cứu, với môi trường làm việc ở ngoài bệnh viện. Vậy EMT và Paramedic có khác nhau không?

- Về thời gian đào tạo: nếu như EMT cần 120 – 150 giờ đào tạo, còn Paramedic cần 1.200 đến 1.800 giờ (tại Mỹ và các nước có đào tạo chuyên ngành).

- Về năng lực kỹ thuật cấp cứu tại hiện trường: cả EMT và Paramedic đều có kỹ năng cấp cứu ngưng tim ngưng thở, cho bệnh nhân thở oxy, hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, phản ứng dị ứng. Ngoài những kỹ năng cấp cứu cơ bản trên, Paramedic còn được đào tạo thêm kiến thức sâu hơn về giải phẫu học, sinh lý học, dược, tim mạch và các kỹ năng cấp cứu ở cấp độ cao hơn như: chỉ định sử dụng thuốc cấp cứu, truyền dịch, hỗ trợ hô hấp, nhất là khả năng hồi sức những vấn đề khó hơn như chấn thương, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch.

Tuỳ thuộc kiến thức và kỹ năng thực hành cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện theo các mức độ thời gian và chương trình đào tạo, loại hình nhân viên y tế cho hoạt động cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện được chia làm 4 cấp độ khác nhau từ thấp đến cao, bao gồm: (1) nhân viên cấp cứu ngoài bệnh viện (Ambulance Officer), (2) chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chính qui (Paramedic), (3) chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chuyên sâu về hồi sức (Intensive Care Paramedic), (4) chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chuyên sâu về chăm sóc mở rộng (Extended Care Paramedic).

Tại nước ta, hiện chưa có mã đào tạo cho loại hình nhân viên y tế chuyên trách công tác cấp cứu ngoài bệnh viện, và một trong những khó khăn lớn nhất tại các trung tâm cấp cứu các tỉnh, thành trên cả nước là phát triển nguồn nhân lực, vì hầu hết các bác sĩ, điều dưỡng đều muốn được công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh. 

Với xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế, và nhất là đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân, việc định hướng và sớm có chiến lược bổ sung một loại hình nhân viên y tế chuyên phục vụ công tác cấp cứu người dân ở môi trường ngoài bệnh viện như EMT, Paramedic là một yêu cầu tất yếu.

Cần thiết một hệ thống đào tạo chuyên viên cứu thương chuyên nghiệp:

Tại nước Úc, người dân sẽ không được bệnh viện tiếp nhận khi tự ý đến bệnh viện để đăng ký khám chuyên khoa nếu không có giấy giới thiệu của bác sĩ gia đình (còn gọi là GP: General Practitioner), thực tiễn đã chứng minh bác sĩ gia đình đã làm giảm gánh nặng quá tải tại khoa khám bệnh của các bệnh viện tại nước Úc và các nước đã phát triển bác sĩ gia đình.

Tại Úc, chuyên ngành Paramedic ngày nay đã thu hút nhiều sinh viên chọn lựa khi bước chân vào đại học. Tại Đại học Flinder, thành phố Adelaine thuộc tiểu bang Nam Úc, nếu như chuyên ngành bác sĩ y khoa nhận sinh viên với điểm tốt nghiệp trung học ở mức 98%, chuyên ngành điều dưỡng là 75%, thì chuyên ngành Paramedic là 94%. Theo các chuyên gia đầu ngành Paramedic của Đại học Flinders, đó là một minh chứng tính hiệu quả của loại hình nhân viên y tế Paramedic cũng như sự công nhận của xã hội đối với hoạt động chuyên nghiệp về cấp cứu người dân ở môi trường bên ngoài bệnh viện. Đội ngũ nhân viên Paramedics tại Úc có 4 cấp độ khác nhau tuỳ theo thời gian công tác và thời gian đào tạo: 

(a) Nhân viên cấp cứu ngoài bệnh viện, với thời gian đào tạo ngắn khoảng vài tuần, thường là những người tình nguyện (Ambulance Officer), 

(b) Chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện với thời gian đào tạo 3 năm và 1 năm thực hành (Paramedics), 

(c) Chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chuyên ngành chăm sóc đặc biệt với thời gian đào tạo thêm 2 năm đối với nhóm Paramedics sau một thời gian công tác (Intensive Care Paramedics), 

(d) Chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện chuyên ngành chăm sóc mở rộng với thời gian đào tạo thêm 2 năm nữa đối với chuyên viên Paramedics thuộc nhóm c.

Điều đáng nghiên cứu và học tập kinh nghiệm từ nước Úc, đó là bên cạnh nhóm nhân viên Paramedic chuyên nghiệp, rất nhiều người dân đã đăng ký tham gia làm tình nguyện viên và được đào tạo ngắn hạn trong thời gian 2 tuần về kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản và được sự hỗ trợ của các Paramedic chuyên nghiệp khi cần thiết. Bên cạnh nhóm tình nguyện viên (Ambulance Officer), nhân lực Paramedic được đào tạo với 3 cấp độ khác nhau, đó là: chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện hệ 3 năm (Paramedic), chuyên viên hồi sức tích cực ngoài bệnh viện với thêm 2 năm đào tạo (Intensive Care Paramedic), và cao nhất là chuyên viên săn sóc mở rộng với thêm 2 năm đào tạo (Extended Care Paramedic).

Không thể thiếu mô hình mô phỏng trong đào tạo Paramedic

Tại Úc, chương trình đào tạo chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện Paramedic đã trở thành một chương trình đào tạo hàn lâm tại các trường đại học với nhiều trình độ khác nhau. Do nhiệm vụ đặc thù của một chuyên viên Paramedic, bên cạnh chương trình lý thuyết được thiết kế riêng, không giống chương trình đào tạo điều dưỡng và bác sĩ, việc thực tập trên mô hình mô phỏng cũng đòi hỏi phải đáp ứng nhiệm vụ cấp cứu người bệnh tại hiện trường, như: Mô hình mô phỏng nạn nhân và xe cứu thương, phòng thực tập mô hình mô phỏng, phòng thực tập mô phỏng làm việc trong môi trường nhiều âm thanh, mô hình mô phỏng tai nạn mô tô, mô hình mô phỏng tai nạn xe hơi, máy tạo mô hình các tình huống bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, mô hình mô phỏng trẻ sơ sinh cực nhẹ cân…

Nhận dạng Trung tâm cấp cứu với hệ thống điều hành thông minh

Khi có cuộc gọi khẩn cấp của người dân yêu cầu cấp cứu, bộ phận tiếp nhận thông tin tiếp nhận, sàng lọc và xử lý thông tin trong vòng 90 giây để nhân viên Paramedics vận hành xe cứu thương, trong vòng 8 phút nhân viên Paramedics tiếp cận hiện trường, xử trí sơ cấp cứu người bệnh trong vòng 15 phút, vận chuyển người bệnh về bệnh viện trong vòng 13 phút.

Đó là mục tiêu phấn đấu và cũng là thực tiễn đang diễn ra tại Trung tâm cấp cứu của thành phố Aldelaide, tiểu bang Nam Úc của nước Úc. Chia sẽ kinh nghiệm với đoàn cán bộ y tế TP.HCM đang học tập kinh nghiệm về tổ chức mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện tại Đại học Flinders, Giám đốc điều hành Trung tâm dịch vụ Cấp cứu tiểu bang Nam Úc (South Australia Ambulance Service) và các chuyên viên Paramedics cho biết 2 hoạt động quan trọng để trung tâm có thể đạt các mục tiêu nói trên đó là:

(1) Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động của Trung tâm, đặc biệt là triển khai phần mềm ứng dụng chuyên dùng cho các trung tâm cấp cứu trên thế giới có tên là “Pro QA” (“Professional Question Answer”), với phần mềm ứng dụng này, nhân viên tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu vừa tiếp nhận cuộc gọi qua hệ thống âm thanh vừa vận hành màn hình vi tính để sàng lọc thông tin cần thiết theo các câu hỏi và lời khuyên cho người bệnh hoặc thân nhân người bệnh, đồng thời thông tin được mã hoá và chuyển sang bộ phận điều hành; tại bộ phận điều hành căn cứ vào thông tin mã hoá được chuyển sang từ bộ phận tiếp nhận cuộc gọi và màn hình theo dõi trạng thái các trạm cấp cứu vệ tinh để vận hành các xe cứu thương đến hiện trường.

(2) Triển khai khảo sát các chỉ số chất lượng (KPI: Key Performance Inicator) trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo các tiêu chí phấn đấu về thời gian, chất lượng dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực Paramedics.

Hiểu rõ hơn trang bị “xe cứu thương” cho một trạm cấp cứu vệ tinh:

Khi nói đến đầu tư phương tiện làm việc cho một trạm cấp cứu ngoài bệnh viện thì hầu hết đều nhắc đến xe cứu thương (Ambulance) với đầy đủ phương tiện chuyên dùng như băng ca, bình oxy, nẹp, monitor, máy sốc điện, thuốc cấp cứu,… 

Tại một Trạm cấp cứu vệ tinh thuộc Trung tâm cấp cứu tiểu bang Nam Úc, ngoài 5 xe cứu thương quen thuộc với đầy đủ dụng cụ phục vụ cấp cứu tại hiện trường, ngoài ra trạm cấp cứu còn được trang bị những xe chuyên dụng khác, bao gồm:

1. Xe cứu thương chuyên dụng, được trang bị băng ca tự động (không phải dùng sức để nâng và đưa vào xe), đầy đủ thuốc và các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết cho cấp cứu tại hiện trường. Khi nhận được tín hiệu cấp cứu, trên xe sẽ có 2 người là chuyên viên Paramedic, trong đó 1 người kiêm nhiệm vụ lái xe cứu thương.

2. Xe cấp cứu cỡ nhỏ, không để vận chuyển người bệnh ,nhưng có đầy đủ phương tiện để chẩn đoán và điều trị tại chổ như tủ thuốc với đầy đủ thuốc cấp cứu, kháng sinh,… cả tủ lạnh chuyên dùng để chứa vaccine, xe này chỉ dành cho một người vừa là tài xế vừa là chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện ở bậc cao nhất, còn gọi là ECP (Extended Care Paramedic). Chuyên viên ECP sẽ lái xe đến hiện trường và  thực cấp cứu, can thiệp điều trị tại chổ trong những trường hợp không thể vận chuyển người bệnh về bệnh viện.

3. Xe cấp cứu cỡ nhỏ, không để vận chuyển người bệnh, dùng để xử trí tình huống khẩn cấp khi xe cứu thương bận cấp cứu một trường hợp khác, chưa thể điều động ngay đến hiện trường, xe được trang bị đủ các phương tiện và thuốc đủ để cấp cứu trong thời gian ngắn. Loại xe cỡ nhỏ này chỏ được 2 chuyên viên cấp cứu Paramedic.

4. Đặc bệt, một loại xe đơn giản nhưng không thể thiếu cho một trạm cấp cứu vệ tinh, nhất là trong những tình huống giao thông phức tạp xe cứu thương cỡ nhỏ và cỡ lớn không tiếp cận được hiện trường, đó là xe đạp cứu thương. Xe cũng được trang bị thuốc và những trang thiết bị không thể thiếu trong cấp cứu những trường hợp ngưng tim như: thuốc, oxy, máy đo huyết áp, máy sốc điện,…

Phân biệt xe cứu thương: “Ambulance” và “Emergency Ambulance”

“Ambulance” có nguồn gốc từ Latinh là “ambulare” được sử dụng đầu tiên cho những xe vận chuyển người bệnh cấp cứu từ năm 1487 tại Tây Ban Nha. Ngày nay, trên thế giới, thuật ngữ “ambulance” được dùng cho những xe có hay không có vận chuyển người bệnh, tình trạng người bệnh có cấp cứu hay không cấp cứu.

Nếu xe chỉ để vận chuyển người bệnh từ nhà đến cơ sở điều trị hoặc từ cơ sở điều trị này đến cơ sở điều trị khác mà không có can thiệp điều trị cấp cứu tại hiện trường trước đó và không cần tiếp tục hồi sức trên đường chuyển thì được gọi là xe cứu thương “Ambulance”. Ngược lại, nếu xe dùng để đến hiện trường ở ngoài bệnh viện để nhân viên y tế sơ cấp cứu và sau đó vận chuyển người bệnh về bệnh viện để tiếp tục điều trị, cần tiếp tục hồi sức trên xe thì được gọi là “Emergency Ambulance”.

Không chỉ phân biệt về chức năng của 2 thuật ngữ trên, tại một số nước còn quy định rõ:

(1) Đối với xe “Ambulance” thì không được trang bị hệ thống đèn ưu tiên gắn trên xe và không được trang bị còi hú, nhân viên đi theo xe không nhất thiết là chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện được đào tạo chính quy, 

(2) Đối với xe “Emergency Ambulance” phải được trang bị hệ thống đèn ưu tiên và còi hụ, nhân viên đi theo xe phải là chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện được đào tạo chính quy (như EMT tại Mỹ hoặc Paramedic tại Úc).

Thiết nghĩ, ở nước ta sớm có quy định như các nước nhằm giúp người dân và các cơ quan quản lý dễ dàng phân biệt được 2 loại hình xe cứu thương phổ biến hiện nay: xe để vận chuyển người bệnh và xe cấp cứu người bệnh ngoài bệnh viện.

Một quy trình phối hợp cấp cứu người bệnh đáng để học tập

Đó là quy trình phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện Paramedic và các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của bệnh viện nhằm khẩn trương cấp cứu người bệnh đảm bảo tính liên tục và thời gian “vàng” trong điều trị các loại bệnh lý như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông,…

Ngay khi xe cứu thương “Emergency Ambulance” dừng bánh tại khoa Cấp cứu của một bệnh viện, lập tức các chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện Paramedic đưa ngay bệnh nhân đã được can thiệp tại hiện trường vào khoa cấp cứu. Tại khoa Cấp cứu, đã có các bác sĩ cấp cứu của bệnh viện đứng chờ sẵn, sau khi nhận bàn giao bệnh nhân và bàn giao những công việc đã làm cho bệnh nhân từ các chuyên viên Paramedic, lập tức bệnh nhân được điều trị tiếp theo hoặc đưa ngay đến chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, phòng mỗ,… để tiến hành thực hiện kỹ thuật điều trị chuyên khoa.

Trước đó, khi nhận được cuộc gọi cấp cứu của người dân đến số “000” của Trung tâm cấp cứu thành phố Adelaide, tiểu bang Nam Úc, ngay lập tức xe cứu thương “Emergency Ambulance” đã xuất phát với 2 nhân viên Paramedic đến hiện trường, sau khi thực hiện đánh giá người bệnh và tiến hành chăm sóc người bệnh theo phác đồ xử trí dành cho Paramedic, các chuyên viên cấp cứu báo cáo và xin ý kiến trung tâm nơi chuyển bệnh phù hợp qua sóng radio. Ngay lập tức trung tâm hướng dẫn ê-kíp Paramedic tại hiện trường chuyển người bệnh về bệnh viện bệnh viện gần nhất và có khả năng điều trị chuyên khoa tương ứng. Nhận được hướng dẫn của trung tâm, xe cứu thương vận chuyển người bệnh đến khoa Cấp cứu của bệnh viện, đồng thời trung tâm cấp cứu cũng chuyển thông tin của người bệnh đến bệnh viện để các bác sĩ sẵn sàng tiếp nhận người bệnh và có can thiệp điều trị kịp thời.

Đó là toàn bộ quy trình phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện Paramedic và các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của bệnh viện nhằm khẩn trương cấp cứu người bệnh đảm bảo tính liên tục và thời gian “vàng” trong xử trí cấp cứu các bệnh lý cần can thiệp chuyên khoa khẩn cấp.

Để có những quy trình phối hợp như trên với kết quả điều trị như mong đợi, nước Úc đã trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển một loại hình nhân lực mang tính chuyên nghiệp tham gia cấp cứu người bệnh ở môi trường bên ngoài bệnh viện, có tên là Paramedic, song hành với phát triển của hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh. Ngày nay, Paramedic đã được đưa vào chương trình đào tạo hàn lâm tại 18 trường Đại học tại Úc, các chuyên gia hàng đầu về Paramedic của Úc khẳng định hoạt động chuyên nghiệp của loại hình Paramedic đã làm giảm gánh nặng đáng kể cho các bệnh viện, cả về giảm tải cho các bệnh viện và kinh phí hoạt động của bệnh viện, quan trọng hơn cả là làm tăng niềm tin cho người dân với hoạt động chăm sóc sức khoẻ cả trong và ngoài bệnh viện.

 “Logistics” cho hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện

Ngoài thuốc và vật tư y tế dùng cho cấp cứu ngoài bệnh viện được phân phối chung với các bệnh viện, toàn bộ hậu cần cho các trạm cấp cứu được tổ chức và vận hành riêng biệt (trung tâm logistics) đảm bảo cho mọi hoạt động của các trạm cấp cứu, đó là thực tiễn đang diễn ra tại thành phố Adelaides, Úc.

Tại Úc và nhiều nước đã triển khai Paramedic, các bệnh viện không sở hữu riêng xe cứu thương, tất cả xe cứu thương của thành phố đều thuộc quyền kiểm soát và vận hành của trung tâm cấp cứu thành phố. Như ở tiểu bang Nam Úc, 240 xe cứu thương chuyên dùng đều thuộc quyền quản lý và vận hành của Trung tâm cấp cứu tiểu bang Nam Úc. Tất cả xe cứu thương (Emergency Ambulance) đều đồng nhất về loại xe, thiết bị chuyên dùng trên xe, và đều được bảo trì, bảo dưỡng tại một trạm cấp cứu có thêm chức năng logistics, các xe được nhanh chóng bảo trì, thay thế dụng cụ trên xe trong một thời gian ngắn đảm bảo cho hoạt động cấp cứu không bị gián đoạn. Ngoài ra, trung tâm logistics còn đảm bảo kiểm định chất lượng định kỳ các trang thiết bị y tế được trang bị trên xe cứu thương. Đặc biệt, trung tâm logistics chịu tráchg nhiệm cung ứng đầy đủ các phương tiện vận chuyển người bệnh, một yêu cầu đặc biệt đối với chuyên ngành cấp cứu ngoài bệnh viện, và trang phục chuyên dùng cho nhân viên Paramedic.

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
 
Nổi bật
Hướng dẫn

Hướng dẫn đặt bệnh


Chuyên khoa
Tin tức

Sở Y tế TP.HCM: Chính thức triển khai t...

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm Ghép tạng tr...

Sở Y tế TP.HCM triển khai kế hoạch khám...

Sở Y tế TP. HCM: Thông tin thêm về việc...

TP. Hồ Chí Minh: Sẽ có 03 trung tâm cấp...

Vương quốc Anh xem xét hỗ trợ TPHCM hìn...

Sở Y tế TPHCM tham quan học hỏi mô hình...

Sở Y tế TPHCM: Khởi động đề án phát tri...

Sở Y tế TPHCM: Cần một “Bệnh viện chấn ...

Nghị định số 24: Gỡ “nút thắt” mua sắm,...

TP Hồ Chí Minh: Sẽ hình thành khu công ...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 3

Sở Y tế TP.HCM: Làm rõ thông tin phản á...

Thông báo lịch nghỉ Tết Âm Lịch

Danh sách nhân sự đã đăng ký Sở Y Tế TP...

VIÊM DA TIẾP XÚC DO KIẾN BA KHOANG

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhâ...

Thông báo lịch nghỉ lễ 2.9.2023

Phòng Khám Đa Khoa Trần Diệp Khanh tăng...

Hướng dẫn vỗ lưng long đàm cho trẻ đúng...

LỚP HỌC MIỄN PHÍ "DINH DƯỠNG CHO TRẺ DỊ...

Cùng nhìn lại những hình ảnh tại lớp họ...

Thông báo nghỉ Lễ

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 12.2022

TỪ 01/10/2022 ĐẾN 31/12/2022 GIẢM HƠN 3...

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10.2022

NHIỄM SÁN DẢI LỢN - CÓ THỂ PHÒNG NGỪA B...

SƠ CỨU NGẠT NƯỚC

VỖ Ợ HƠI CHO TRẺ NHỎ

BÉ NGỦ NGHIẾN RĂNG, CÓ THỂ LÀ DO NHIỄM ...

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG THUỐC GÌ KHI ĐI DU L...

TRẺ TẬP NÓI - BA MẸ CẦN LÀM GÌ VÀ TẠI S...

Cộng đồng
Bác sĩ

LIÊN HỆ


HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN THEO MẪU DƯỚI

HỌ TÊN KHÁCH HÀNG (*):

EMAIL (*):

SĐT (*):

Địa chỉ

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN

THÔNG BÁO

Thông báo

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

TRẦN DIỆP KHANH

THỜI GIAN LÀM VIỆC

BUỔI SÁNG : TỪ 7H30 ĐẾN 11H30

BUỔI CHIỀU: TỪ 13H00 ĐẾN 20H00

LÀM VIỆC TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN.

Đ/c: 41/21 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận

Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Dịch vụ
Sự kiện
Liên kết
Bản đồ
...