Responsive image

SƠ CỨU NGẠT NƯỚC

"Cấp cứu nhanh chóng - Sự sống an toàn"
SƠ CỨU NGẠT NƯỚC
1. Khi phát hiện có người bị ngạt nước, Hãy gọi ngay người giúp đỡ
2. Hãy nhờ người gọi ngay cấp cứu 115 hoặc bất kỳ số điện thoại cấp cứu nào trong khu vực xảy ra tai nạn
3. Bạn phải kiểm tra xem nạn nhân còn thở được hay không.
4. Hãy đưa ngay nạn nhân ra khỏi mặt nước. Bạn có thể hồi sức bằng cách thổi ngạt cho nạn nhân ngay cả khi chưa đưa được nạn nhân lên khỏi mặt nước.
5. Nếu nạn nhân ngưng thở, phải thực hiện hồi sức tim phổi ngay, không được chậm trễ. Trong khi thực hiện hồi sức tim phổi, bạn phải đánh giá thường xuyên xem nạn nhân có thở lại hay chưa
6. Thông điệp quan trọng nhất trong khi cứu hộ là, phải bảo đảm an toàn cho người cứu hộ. Bạn tránh để mình rơi vào tình huống nguy hiểm.
7. Sử dụng các các thiết bị cứu hộ như phao có dây buột, cây sào hoặc áo phao.
8. Người cứu hộ nên mặc áo phao hoặc buột một áo choàng vào người cứu hộ và phải có người nắm giữ áo choàng ở một khoảng cách an toàn để bảo vệ người cứu hộ bởi vì các nạn nhân bị ngạt nước nếu còn tỉnh có thể ấn đầu người cứu hộ xuống nước và có thể làm ngạt nước cả hai.
9. Hãy đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục ngay khi nước và các vật lạ đã được lấy ra từ miệng và mũi để tránh nạn nhân hít ngược vào phổi
10. Ngay sau khi đưa nạn nhân lên bờ, bạn hãy cố định cột sống cổ cho nạn nhân bằng nẹp cổ nếu có, hoặc bằng các vật đủ cứng để có thể cố định được cột sống nhằm tránh tổn gây tổn thương cột sống và tăc nghẽn đường thở của nạn nhân
11. Tiếp theo, bạn hãy kiểm tra xem có vật lạ trong đường thở của nạn nhân hay không. Nếu có, bạn hãy dùng ngón tay để lấy ra. Lưu ý, trong khi lấy dị vật trong đường thở bạn hãy thận trọng vì có thể bạn sẽ đẩy vật lạ vào sâu bên trong đường thở của nạn nhân
12. Hãy cởi bỏ quần áo ướt của nạn nhân và lau khô nạn nhân để phòng ngừa hạ thân nhiệt. Giữ nạn nhân ấm đến khi chuyển nạn nhân đến bệnh viện
13. Nhân viên cấp cứu ngoại viện sẽ cho nạn nhân thở oxy qua mặt nạ. Hãy chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách nạn nhân ngạt nước sẽ giảm được tử vong. Tất cả nhân viên bảo vệ ở hồ bơi, bãi biển,.. phải được huấn luyện về hồi sức nạn nhân ngạt nước.
Nếu nạn nhân ngạt nước xử trí không đúng hoặc chậm trễ có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như tổn thương não không phục hồi do tình trạng giảm cung cấp oxy kéo dài làm chết tế bào não, tổn thương phổi do hít, viêm phổi, chấn thương cột sống cổ, gãy xương,..
NHỮNG ĐIỀU SAI LẦM KHI CẤP CỨU NẠN NHÂN NGẠT NƯỚC
• Không hồi sức tim phổi khi có ngưng tim, ngưng thở
• Không lấy dị vật trong miệng nạn nhân ra
• Không cố định cột sống cổ khi tai nạn có khả năng gây chấn thương cột sống cổ
• Mất thời gian xốc nước
• Hơ lửa nạn nhân
• Không giữ ấm nạn nhân
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM TRONG TÌNH HUỐNG NGẠT NƯỚC
KHÔNG nên cố gắng tự bơi để cứu người ngạt nước, trừ khi bạn đã được huấn luyện về cứu hộ dưới nước
KHÔNG nên cố gắng đi vào vùng địa hình hiểm trở hoặc vùng nước xoáy vì có thể gây nguy hiểm cho bạn
PHÒNG NGỪA NGẠT NƯỚC Ở TRẺ EM
• Học bơi, các khóa học bơi rất hữu ích cho trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ
• Không được bơi ngay sau khi ăn.
• Không được để nạn nhân tắm, bơi, hoặc chơi dưới nước mà không có sự giám sát của người lớn. Một điều rất quan trọng cần chú ý là, không được giao cho anh chị hoặc trẻ lớn hơn quan sát trẻ nhỏ đang ở dưới nước. Bắt buộc người giám sát trẻ phải là người lớn
• Khi đi tàu, phải có đủ thiết bị cứu hộ.
• Trong khi bơi, sử dụng các dụng cụ bơi riêng, không dùng chung với người khác
• Hãy ngưng bơi nếu bắt đầu cảm thấy mệt.
• Rào lại tất cả các nơi có nước như ao hồ, để trẻ không bị rơi xuống. Phải bảo đảm rằng hàng rào được khóa cẩn thận và trẻ nhỏ không thể mở được
• Xô chậu, bồn tắm và các vật dụng chứa nước khác phải trống và nằm ngoài tầm với của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ có thể ụp mặt vào thau nước, trẻ chập chững biết đi có thể ụp mặt vào sô nước. Đã có một số trẻ nhỏ đã rơi vào bồn nhà vệ sinh. Bạn hãy cảnh giác. Cần biết rằng trẻ bị ngạt nước sẽ bị chết não không phục hồi trong vòng 3 đến 5 phút
BS TRẦN VĨNH KHANH
 
Nổi bật
Hướng dẫn

Hướng dẫn đặt bệnh


Chuyên khoa
Tin tức

Vương quốc Anh xem xét hỗ trợ TPHCM hìn...

Sở Y tế TPHCM tham quan học hỏi mô hình...

Sở Y tế TPHCM: Khởi động đề án phát tri...

Sở Y tế TPHCM: Cần một “Bệnh viện chấn ...

Nghị định số 24: Gỡ “nút thắt” mua sắm,...

TP Hồ Chí Minh: Sẽ hình thành khu công ...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 3

Sở Y tế TP.HCM: Làm rõ thông tin phản á...

Thông báo lịch nghỉ Tết Âm Lịch

Danh sách nhân sự đã đăng ký Sở Y Tế TP...

VIÊM DA TIẾP XÚC DO KIẾN BA KHOANG

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhâ...

Thông báo lịch nghỉ lễ 2.9.2023

Phòng Khám Đa Khoa Trần Diệp Khanh tăng...

Hướng dẫn vỗ lưng long đàm cho trẻ đúng...

LỚP HỌC MIỄN PHÍ "DINH DƯỠNG CHO TRẺ DỊ...

Cùng nhìn lại những hình ảnh tại lớp họ...

Thông báo nghỉ Lễ

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 12.2022

TỪ 01/10/2022 ĐẾN 31/12/2022 GIẢM HƠN 3...

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10.2022

NHIỄM SÁN DẢI LỢN - CÓ THỂ PHÒNG NGỪA B...

SƠ CỨU NGẠT NƯỚC

VỖ Ợ HƠI CHO TRẺ NHỎ

BÉ NGỦ NGHIẾN RĂNG, CÓ THỂ LÀ DO NHIỄM ...

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG THUỐC GÌ KHI ĐI DU L...

TRẺ TẬP NÓI - BA MẸ CẦN LÀM GÌ VÀ TẠI S...

THEO DÕI SỐT XUẤT HUYẾT

PHÒNG NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT

XỬ TRÍ KHI BỊ RẮN CẮN

THẤY KẾT QUẢ NGAY SAU 2 LẦN ĐIỀU TRỊ MỤ...

SAI LẦM TRẺ TUỔI DẬY THÌ VÀ BA MẸ HAY M...

Cộng đồng
Bác sĩ

LIÊN HỆ


HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN THEO MẪU DƯỚI

HỌ TÊN KHÁCH HÀNG (*): 

EMAIL (*): 

SĐT (*): 

Địa chỉ  

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN 

THÔNG BÁO

Thông báo

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

TRẦN DIỆP KHANH

THỜI GIAN LÀM VIỆC

BUỔI SÁNG : TỪ 7H30 ĐẾN 11H30

BUỔI CHIỀU: TỪ 13H00 ĐẾN 20H00

LÀM VIỆC TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN.

Đ/c: 41/21 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận

Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Dịch vụ
Sự kiện
Liên kết
Bản đồ
...