XỬ TRÍ KHI BỊ RẮN CẮN

HÃY DÀNH 5 PHÚT để cập nhật kiến thức dưới đây, vì nội dung này hướng dẫn bạn xử trí các trường hợp cấp cứu - hạn chế những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo dõi hashtag để trang bị thêm các kiến thức sơ cứu
#TDKxutri
RẮN CẮN
- tai nạn thường gặp ở nông thôn hay vùng ven của thành phố. Tỉ lệ tai nạn do rắn cắn tăng lên khi mùa hè đến. Nhu cầu du lịch, dã ngoại tăng, tiếp xúc gần với thiên nhiên đồng nghĩa với việc đến gần khu vực sinh sống của rắn.
Việc trang bị kiến thức sơ cứu khi bị rắn cắn trước khi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất là rất quan trọng, nhằm hạn chế chất độc lây lan gây tình trạng nặng nề và tử vong ở nạn nhân.
Vết rắn cắn thường nằm ở vùng chân tay, với các triệu chứng điển hình là đau và trầy xước tại chỗ.

CÁC BƯỚC SƠ CỨU KHI BỊ RẮN CẮN
Bước 1: Trấn an nạn nhân
Bước 2: Bất động và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố
Bước 3: Rửa sạch vết thương bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý
Bước 4: Băng chặt chi bị cắn với băng vải, băng bắt đầu từ vị trí vết cắn đến gốc chi để hạn chế hấp thu độc chất (như hình)
Bước 5: Nẹp cố định chi bị cắn (như hình)
Bước 6: Chuyển nhanh chóng đến bệnh viện

Lưu ý: KHÔNG ĐƯỢC rạch da, hút nộc độc bằng miệng hay giác hút, đặt garrot
– THÔNG TIN LIÊN HỆ -
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TRẦN DIỆP KHANH
Địa chỉ: 41/21 Nguyễn Oanh, phường 10, quận Gò Vấp
Số điện thoại: 028 3989 7608 - 028 3989 7609
Thời gian làm việc: 7h30 - 11h30 và 13h00 - 20h00 (Tất cả các ngày)