Responsive image

Tìm hiểu giải pháp làm giảm tình trạng trì hoãn xuất viện tại các nước trên thế giới

Tìm hiểu giải pháp làm giảm tình trạng trì hoãn xuất viện tại các nước trên thế giới

 
 

Trì hoãn xuất viện là một trong những nguyên nhân làm gia tăng chi phí điều trị tại các bệnh viện, hiện tượng này đang xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tại Châu Âu, nhiều nước đã có những giải pháp khác nhau để làm giảm tình trạng trì hoãn xuất viện.

 

Thực trạng và hệ quả của trì hoãn xuất viện tại các nước Châu Âu (theo theo “Health at a Glance: Europe 2018”):

 

 

 

 

Xuất viện chậm trễ không cần thiết làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe: Trong nhiều trường hợp, có thể tiết kiệm chi phí điều trị nếu quản lý tốt hơn thời gian nằm viện, có thể giảm chi phí điều trị nhờ điều phối và lập kế hoạch tốt hơn trong bệnh viện, và có sự phối hợp tốt hơn giữa bệnh viện và cơ sở chăm sóc sau xuất viện.  Việc xuất viện bị trì hoãn không cần thiết có thể gây tốn kém cho các hệ thống y tế vì nhiều lý do. Về lâm sàng, bệnh nhân có thể được xuất viện nhưng vẫn chiếm giường thay vì sử dụng để chăm sóc cho những bệnh nhân khác có nhu cầu.

 

Tại Anh, một công trình đánh giá xuyên quốc gia gần đây ước tính rằng chi phí cho việc xuất viện chậm dao động từ 230-650 EUR/bệnh nhân/ngày. Kiểm toán quốc gia đã ước tính chi phí do chuyển dịch vụ chăm sóc chậm trễ cho những người từ 65 tuổi trở lên là 820 triệu GBP/năm (tương đương 726 triệu EUR).

 

 

 

Trì hoãn xuất viện cũng góp phần làm tăng chi phí chăm sóc thông qua ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe của bệnh nhân. Ở lại bệnh viện lâu hơn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe và có thể đẩy nhanh sự suy giảm chức năng, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi.

 

Mức độ trì hoãn xuất viện khác nhau rõ rệt giữa các nước, từ 5 ngày/1.000 dân ở Đan Mạch đến 43 ngày/1.000 dân ở Ireland, cũng là quốc gia có tỷ lệ chiếm giường cao nhất (94%).

 

 

Tỷ lệ ngày trì hoãn xuất viện được cấu thành bởi 2 yếu tố liên quan: (1) số bệnh nhân bị xuất viện chậm và (2) thời gian nằm viện thêm. Tại Anh, số bệnh nhân bị chậm xuất viện tăng 60% trong giai đoạn 2011-2016, với tổng số ngày giường vượt quá 2,25 triệu vào năm 2016.

 

 

4 nhóm nguyên nhân làm trì hoãn xuất viện tại Anh (NHS-2018)

 

 

Tương tự, số bệnh nhân bị chậm xuất viện được ghi nhận đã tăng gấp đôi ở Na Uy trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2016. Theo ước tính của Bộ Y tế nước Anh, bệnh nhân trên 65 tuổi chiếm 85% trong số những người chậm xuất viện ở Anh. Với sự già hóa dân số, thách thức của bệnh nhân gặp phải tình trạng trì hoãn xuất viện ở các nước châu Âu đang ngày càng được quan tâm.

 

 

Giải pháp làm giảm tình trạng trì hoãn xuất viện (theo “Health at a Glance: Europe 2018”):

 

 

Những lý do trì hoãn xuất viện ở nhiều nước Châu Âu thường là nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố từ hệ thống chăm sóc y tế và yếu tố xã hội. Đối với hệ thống y tế, thường là các yếu tố bên ngoài bệnh viện, bao gồm tình trạng thiếu năng lực trong chăm sóc trung gian, tại nhà và chăm sóc dài hạn, cũng như kế hoạch chuyển tiếp và điều phối chăm sóc kém.

 

 

Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến trì hoãn xuất viện (theo “Transitional Care Strategies From Hospital to Home” - Neurohospitalist. 2015, Jan)

 

 

Một số quốc gia đã thực hiện các bước để tăng năng lực của các cơ sở chăm sóc trung gian và chăm sóc tại nhà để phù hợp với những người không còn cần chăm sóc cấp tính. Tăng khả năng chăm sóc trung gian được sử dụng như một chiến lược để cải thiện việc chuyển viện tại Hà Lan, Na Uy, Scotland và Thụy Điển. Tăng cường các dịch vụ chăm sóc tại nhà, bao gồm cả dịch vụ tại bệnh viện và dịch vụ tiếp cận sau khi xuất viện để giảm thời gian nằm viện và nguy cơ nhập viện.

 

Quản lý kém việc chuyển viện và thiếu sự phối hợp giữa bệnh viện và các dịch vụ tại cộng đồng cũng góp phần đáng kể vào sự chậm trễ trong việc xuất viện. Các quy trình lập kế hoạch xuất viện thường bắt đầu quá muộn trong thời gian còn nằm viện của bệnh nhân để đảm bảo chăm sóc sau xuất viện hiệu quả. Các chính sách để cải thiện phối hợp, bao gồm tích hợp tốt hơn chăm sóc ban đầu vào các quy trình phối hợp chăm sóc tại bệnh viện và khuyến khích phối hợp tốt hơn, thông qua các chương trình trả lương theo hiệu quả công việc (P4P) và trả lương theo kế hoạch phối hợp (pay-for-co-ordination schemes), có thể giúp đảm bảo chăm sóc bệnh nhân tốt hơn quản lý sau khi xuất viện.

 

Giám sát xuất viện cho phép các quốc gia phát triển các phương pháp phù hợp hơn để giảm bớt gánh nặng do trì hoãn xuất viện. Ít nhất 8 quốc gia Châu Âu hiện đang giám sát việc trì hoãn xuất viện dưới một số hình thức, trong đó 5 nước đã phát triển các giải pháp tài chính. Tại Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Anh, nơi các chính quyền đô thị đóng vai trò mạnh mẽ trong việc chăm sóc xã hội tại cộng đồng, hình phạt tài chính đã được đưa ra cho mỗi ngày thêm một bệnh nhân đến bệnh viện sau khi họ sẵn sàng xuất viện . Tại Đan Mạch, mức phạt tăng mạnh theo ngày trì hoãn xuất viện áp dụng từ tháng 1/2017, từ 1.976 DKK (tương đương 265 EUR) cho ngày thứ nhất, lên 3.952 DKK (530 EUR) ngày thứ hai, tăng lên 5.928 DKK (795 EUR) cho ngày thứ ba và tất cả các ngày tiếp theo sự chậm trễ - giải pháp tài chính này đã làm rút ngắn rõ rệt ngày nằm viện tại quốc gia này.

 

Tại Na Uy, quy trình xuất viện là nội dung mà bệnh nhân ít hài lòng nhất trong thời gian nằm viện, từ đó Na Uy bắt đầu tổ chức lại quy trình xuất viện, bao gồm quy trình lập kế hoạch xuất viện ngay khi nhập viện, chuyển thông tin quan trọng đến các thành phố trong quá trình nhập viện, tạo điều kiện thảo luận về xuất viện với bệnh nhân và gia đình, và tạo ra một danh sách kiểm tra xuất viện. Ngoài ra, các bệnh viện được yêu cầu liên hệ với các chính quyền địa phương trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện nếu họ tin rằng bệnh nhân sẽ cần theo dõi từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc chăm sóc xã hội sau khi xuất viện.

SỞ Y TẾ TP.HCM




Nổi bật
Hướng dẫn

Hướng dẫn đặt bệnh


Chuyên khoa
Tin tức

TPHCM: Thành phố ra quân triển khai chă...

Sở Y tế TP.HCM: Chính thức triển khai t...

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm Ghép tạng tr...

Sở Y tế TP.HCM triển khai kế hoạch khám...

Sở Y tế TP. HCM: Thông tin thêm về việc...

TP. Hồ Chí Minh: Sẽ có 03 trung tâm cấp...

Vương quốc Anh xem xét hỗ trợ TPHCM hìn...

Sở Y tế TPHCM tham quan học hỏi mô hình...

Sở Y tế TPHCM: Khởi động đề án phát tri...

Sở Y tế TPHCM: Cần một “Bệnh viện chấn ...

Nghị định số 24: Gỡ “nút thắt” mua sắm,...

TP Hồ Chí Minh: Sẽ hình thành khu công ...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 3

Sở Y tế TP.HCM: Làm rõ thông tin phản á...

Thông báo lịch nghỉ Tết Âm Lịch

Danh sách nhân sự đã đăng ký Sở Y Tế TP...

VIÊM DA TIẾP XÚC DO KIẾN BA KHOANG

Sở Y tế TPHCM: Đã xác định được tác nhâ...

Thông báo lịch nghỉ lễ 2.9.2023

Phòng Khám Đa Khoa Trần Diệp Khanh tăng...

Hướng dẫn vỗ lưng long đàm cho trẻ đúng...

LỚP HỌC MIỄN PHÍ "DINH DƯỠNG CHO TRẺ DỊ...

Cùng nhìn lại những hình ảnh tại lớp họ...

Thông báo nghỉ Lễ

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 12.2022

TỪ 01/10/2022 ĐẾN 31/12/2022 GIẢM HƠN 3...

TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THÁNG 10.2022

NHIỄM SÁN DẢI LỢN - CÓ THỂ PHÒNG NGỪA B...

SƠ CỨU NGẠT NƯỚC

VỖ Ợ HƠI CHO TRẺ NHỎ

BÉ NGỦ NGHIẾN RĂNG, CÓ THỂ LÀ DO NHIỄM ...

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG THUỐC GÌ KHI ĐI DU L...

Cộng đồng
Bác sĩ

LIÊN HỆ


HOẶC ĐIỀN THÔNG TIN THEO MẪU DƯỚI

HỌ TÊN KHÁCH HÀNG (*):

EMAIL (*):

SĐT (*):

Địa chỉ

THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN

THÔNG BÁO

Thông báo

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

TRẦN DIỆP KHANH

THỜI GIAN LÀM VIỆC

BUỔI SÁNG : TỪ 7H30 ĐẾN 11H30

BUỔI CHIỀU: TỪ 13H00 ĐẾN 20H00

LÀM VIỆC TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN.

Đ/c: 41/21 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận

Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Dịch vụ
Sự kiện
Liên kết
Bản đồ
...