Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch tay
Có rất nhiều yếu tố gián tiếp và trực tiếp gây giãn tĩnh mạch tay có thể thường bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày và đáng kể đến như:
Các yếu tố trực tiếp làm giãn thành tĩnh mạch:
- Nước nóng, hơi nóng (ngâm tay trong nước nóng, đứng lò, hoặc phơi tay trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời…)
- Lao động bằng tay nhiều và quá sức

- Sử dụng thức uống chứa cồn (uống rượu, bia…)

- Các nội tiết tố như: uống thuốc ngừa thai, nội tiết tố hormone trong lúc mang thai, nội tiết tố thời kì mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt … Đặc biệt , ở phụ nữ khi mang thai, sự thay đổi hoocmon làm cho tất cả các bộ phận trong cở thể mềm ra ảnh hưởng đến sự bền vững của hệ thống thành tĩnh mạch. Lúc này tĩnh mạch rất dễ bị giãn ra do bị chèn ép cản trở lưu thông máu.

- Mặc áo quá bó sát cánh tay: khi tay vận động, áo quá chật sẽ làm cản trở sự lưu thông máu, làm máu ứ đọng lâu dần thành tĩnh mạch sẽ giãn ra.
- Tập luyện các môn thể thao với sức nặng (nâng đẩy tạ…)
- Mang vác vật nặng, làm việc nặng: phụ hồ, bốc vác…
- Để tay ở một vị trí trong thời gian lâu: đè lên cánh tay khi ngủ, gập tay quá lâu…
- Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho bệnh suy giãn tĩnh mạch có tính chất di truyền. Một người mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì các thành viên khác cùng huyết thống trong gia đình cũng dễ bị bệnh tương tự, với tần suất gấp 1,5 đến 2 lần người bình thường.

- Các yếu tố dinh dưỡng: chế độ ăn nghèo nàn chất xơ (ít rau xanh, củ, quả …), thiếu vitamin C, Vitamin E …, thói quen uống ít nước

Việc phòng ngừa cũng như điều trị giãn tĩnh mạch tay cần được thực hiện sớm để tránh bệnh tiến triển, gây tốn kém và khó khăn cho việc điều trị sau này.